Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành viên:Cnbhkine/Nháp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 126:
Triều Minh tại trung ương thiết lập sáu bộ: lại, hộ lễ, công, hình, tương tự như các triều đại trước, lúc mới đầu triều Minh tại mỗi bộ tăng thêm một thượng thư, thị lang. Sau án Hồ Duy Dung, Chu Nguyên Chương phế bỏ chức thừa tướng, thủ tiêu trung thư tỉnh. Lục bộ do đó địa vị được đề cao, mỗi bộ chỉ đặt một thượng thư, hai thị lang, các thượng thư khác trước đó bị giáng làm lang trung. Bậc quan của thượng thư và thị lang các bộ được tăng lên, trong đó Lễ bộ (chủ quản giáo dục, phụ trách lãnh đạo học thuật Nho gia, cùng ví tế tự, ngoại giao) và Lại bộ (chủ quản thăng chức quan văn) có tính trọng yếu nhất, Hộ bộ (chủ quản tài chính, thổ địa và nhân khẩu) có số nhân viên đông nhất. Binh bộ (chủ quản quốc phòng), HÌnh bộ (chủ quản tư pháp, có quyền xét xử vụ án hình sự quy mô lớn) và Công bộ (chủ quản kiến thiết công cộng) có địa vị khá thấp<ref>《細說明朝》〈二七、六 部〉. 黎東方. 第63頁</ref>.
 
Về cơ cấu thẩm nghị thảo chiếu, triều Minh ban đầu chỉ đặt "cấp sự trung" và "trung thư xá nhân", không đặt hai tỉnh "trung thư", "môn hạ". Cơ cấu thẩm nghị của triều Minh là lục khoa cấp sự trung, đến năm Hồng Vũ thứ 24 (1391), đặt 6 người là đô cấp sự trung, phân vào sáu khoa Lại, Hộ, Lễ, Công, Hình, Binh, mỗi khoa một người, bên dưới mỗi "đô cấp sự trung" lại có một tả hữu cấp sự trung và một số cấp sự trung. Chế độ lục khoa cấp sự trung về cơ bản là kế thừa chế độ Môn hạ tỉnh thời Đường, song quan vị hạ giảm, cơ cấu tinh giản hơn. Quan chức lục khoa tuy có phẩm cấp thấp, song chức quyền lại rất cao, họ có thể bác bỏ ý chỉ của hoàng đế, cũng có thể nắm giữ chức trách gián quan, đối với quan lại lục bộ cũng có quyền giám sát tương ứng, do đó chế độ này cũng phát huy tác dụng nhất định đối với cải thiện triều chính. Cơ cấu chấp hành sự vụ trọng yếu của trung ương là "Ngũ tự", bao gồm Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lư tự, tương đương thời Đường Tống, giảm bớt bốn tự: Tông chính tự được nhập vào Tông nhân phủ, Vệ úy tự được nhập vào Binh bộ, Ty nông tự và Thái giám phủ được nhập vào Hộ bộ. Đại lý tự cùng Hình bộ và Đô sát viện hợp thành Tam pháp ty, phụ trách phúc thẩm và phúc hạch án hình sự trọng đại. Thủ trưởng của Đại lý tự gọi là "Đại lý tự khanh", cũng là một trong cửu khanh, khanh của bốn tự còn lại có chức quyền khá thấp. Thái thường tự phụ trách tế tự; Thái bộc tự quản lý ngựa và chăn nuôi gia súc toàn quốc; Quang lộc tự phụ trách bày tiệc; Hồng lư tự phụ trách tiếp đãi khách ngoại quốc.<ref>《細說明朝》〈二九、六科 三○、五寺〉. 黎東方. 第71頁-第74頁</ref>
 
Trước năm Hồng Vũ thứ 13 (1380), triều Minh còn kế tục chế độ giám sát của triều Nguyên, thiết lập "Ngự sử đài", có tả hữu ngự sử đại phu. Sau đó, Chu Nguyên Chương phế bỏ Ngự sử đài. Hai năm sau, Chu Nguyên Chương thiết lập cơ cấu giám sát mới là "Đô sát viện", bên dưới Đô sát viện thiết lập một số người làm "Đô sát ngự sử", phân tuần các tỉnh toàn quốc, gọi là Thập nhị đạo giám sát ngự sử. Mỗi đạo có ba đến năm người là giám sát ngự sử, phạm vi nói chung là một tỉnh. Tuy giám sát ngự sử đều trú tại kinh sự, có việc thì mang theo ấn xuất tuần, xong việc thì về kinh trả ấn. Đến thời Minh mạt, giám sát ngự sử phân thành 13 đạo, tổng cộng có 110 người. Đô sát viện và lục khoa đều có chức năng gián quan và chức trách báo cáo sự tình, cho nên gọi chung là "khoa đạo ngôn quan"<ref>《細說明朝》〈二八、都察院、十三道〉. 黎東方. 第69頁</ref>.
 
Triều Minh thực hành nghiêm mật chính trị đặc vụ, cơ cấu đặc vụ chủ yếu bao gồm [[cẩm y vệ]], [[đông xưởng]] và [[tây xưởng]], thời kỳ Vũ Tông từng thiết lập "nội hành xưởng". Cẩm y vệ được thiết lập vào năm Hồng Vũ thứ 15 (1382), trực tiếp nghe lệnh của hoàng thượng, có thể tróc nã bất kỳ ai, đồng thời tiến hành thẩm vấn không công khai. Sau khi thành lập đông xưởng, quyền lực của cẩm y vệ bị tước giảm. Đông xưởng thành lập vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420), nhằm để Minh Thành Tổ trấn áp chính trị lực lượng phản đối, địa điểm tại bắc Đông An Môn tại kinh thành. Chức trách chủ yếu của đông xưởng là giám thị quan viên chính phủ, nhân sĩ kiệt xuất trong xã hội, các học giả và các lực lượng chính trị khác, đồng thời có quyền đưa kết quả giám thị trực tiếp hồi báo hoàng thượng. Căn cứ thông tin giám thị có được, đối với phái phản đối chính trị có địa vị khá thấp, đông xưởng có thể trực tiếp tróc nã, thẩm vấn; còn đối với quan viên cấp cao trong chính phủ hoặc người có thân phận hoàng thân quý tộc, đông xưởng sau khi được hoàng đế cấp quyền có thể tiếp hành tróc nã, thẩm vấn họ. Tây xưởng thành lập vào thời kỳ Hiến Tông, thủ lĩnh là [[Uông Trực]], sau năm 1482 thì bị phế bỏ, sau này được Vũ Tông tạm thời khôi phục. Nội xưởng thiết lập trong thời kỳ Vũ Tông, thủ lĩnh là hoạn quan [[Lưu Cẩn]], sau khi Lưu Cẩn bị giết thì nội xưởng và tây xưởng đồng thời bị phế bỏ, chỉ còn đông xưởng<ref>丁易,《明代特務政治研究》</ref>.
 
===Cơ cấu khác===
Quan công cô bao gồm [[tam công]] và tam cô, trên danh nghĩa là đứng đầu các thần tử, song các chức quan này đều chỉ là chức hão, thường trao cho đại thần có công lao tương đối lớn để vinh danh. Tam công là thái sư, thái phó, thái bảo, tam cô là ba chức phụ giúp: thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo. Trong đó, thái bảo và thái phó trên danh nghĩa là thầy giáo của thái tử, còn thái sư trên danh nghĩa là thầy giáo của hoàng thượng, song thực tế cơ cấu phụ đạo thái tử là "chiêm sự phủ". Bên dưới chiêm sự phủ đặt hai phòng, một cục, một thính. Ngoài ra, còn có Thái y viện, chuyên môn phụ trách sức khỏe và điều trị y tế cho nhân viên hoàng thất. Hàn lâm viện là cơ quan học thuật tối cao chính thức của chính phủ, địa vị tương đối quan trọng, thậm chí cũng có sức ảnh hưởng tương đối lớn trong chính phủ. Thủ trưởng của Hàn lâm viện là Hàn lâm đại học sĩ, người giữ chức vị này thường kiêm nhiệm đại thần nội các<ref>《細說明朝》〈三一、三公、三孤;詹事府、翰林院〉. 黎東方. 第75頁</ref>.
 
Ngoại tam giám bao gồm Quốc tử giám, Khâm thiên giám, Thượng lâm uyển giám. Khâm thiên giám phụ trách quan trắc chiêm tinh. Quốc tử giám là cơ cấu giáo dục chính thức tối cao, cũng là cơ cấu lãnh đạo quan học toàn quốc, có một người tế tửi, một người ty nghiệp, một người giám thừa, năm người bác sĩ, 15 người trợ giáo, 10 người học chính, 7 người học lục, một người điển bộ, một người điển tịch, hai người điển soạn. Thượng lâm uyển giám phụ trách quản lý ngự hoa viên, bãi chăn thả và vườn rau của hoàng đế<ref name="诸司外三监内十二监"/>.
 
Nội thập nhị giám là sở quan của hoạn quan, bao gồm ti lễ giám, nội cung giám, ngự dụng giám, ty thiết giám, ngự mã giám, thần cung giám, thượng thiện giám, thượng bảo giám, ấn thụ giám, trực điện giám, thượng y giám, đô tri giám, trong đó ty lễ giám là quan trọng nhất. Thái giám cầm bút viết văn trong thời kỳ hoạn quan chuyên quyền cực đoan còn thay thế hoàng đế phê chuẩn công văn. Ngoài ra, trong cung còn thiết lập bốn ty (tích tân, chung cổ, bảo sao, hỗn đường), tám cục (binh trượng, ngân tác, hoán y, cân mạo, châm công, nội chức nhiễm, tửu thố diện, ti uyển), hợp thành 24 nha môn nội quan. Cũng như có 6 cục (thượng cung, thượng nghi, thượng phục, thượng thực, thượng tẩm, thượng công), dưới mỗi cục đặt bốn ty<ref name="诸司外三监内十二监"/>.
 
== Ngoại giao==