Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 165:
 
Thương mại tư nhân tiếp tục hoạt động bí mật bởi vì cảnh sát và triều đình không thể kiểm soát toàn bộ bờ biển, và bởi vì các quan chức và các gia đình học giả địa phương tại các tỉnh ven biển trên thực tế hợp tác với các nhà buôn để chế tạo tàu thuyền phục vụ thương mại. Buôn lậu diễn ra chủ yếu với [[Nhật Bản]] và các nước [[Đông Nam Á]], và nó càng tăng lên khi các mỏ bạc được tìm thấy ở Nhật Bản vào những năm đầu thế kỷ 16. Bởi vì bạc là hình thức tiền tệ chính ở Trung Quốc, đa số dân đều sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm để đi thuyền đến Nhật Bản hay Đông Nam Á nhằm bán hàng hóa để đổi lấy bạc hay mời các nhà buôn Nhật Bản tới bờ biển Trung Quốc để buôn bán tại các cảng bí mật. Những nỗ lực của nhà Minh nhằm chấm dứt tình trạng "cướp biển" đó là nguyên nhân dẫn tới những cuộc chiến tranh Nụy khấu trong những năm 1550 và 1560. Sau khi thương mại tư nhân với Đông Nam Á được tái cho phép năm 1567, thị trường đen không còn tồn tại nữa. Thương mại với Nhật Bản vẫn bị ngăn cấm, nhưng các nhà buôn có thể đơn giản vượt qua nó bằng cách buôn bán thông qua Đông Nam Á. Tương tự, bạc từ những nhà buôn [[Tây Ban Nha]], [[Pêru]] cũng tham gia vào thị trường với số lượng rất lớn, và không hề có một sự hạn chế nào với việc đó ở [[Manila]]. Số lượng bạc to lớn chảy vào Trung Quốc giúp tiền tệ hóa nền kinh tế (thay thế sự trao đổi bằng tiền mặt), và càng thúc đẩy thêm sự phát triển thương mại.
 
== Luật pháp ==
{{chính|Đại Minh luật}}
Luật pháp ra đời dưới thời [[Minh Thái Tổ]] được xem là một trong những bước tiến lớn nhất thời đại. [[Minh sử]] cho rằng ngay từ đầu năm 1364 triều đình đã bắt đầu soạn thảo các bộ văn bản luật được gọi chung là Đại Minh luật Thái Tổ rất quan tâm đến dự án này vào ông đã yêu cầu các vị quan làm luật phải đưa ra được một bộ luật dễ hiểu và bao hàm toàn diện cuộc sống không để lại những kẽ hở khiến các vị quan lại cấp dưới có thể lợi dụng nhằm diễn giải sai ý nghĩa ngôn từ.
 
Luật pháp triều Minh có bước tiến lớn so với [[nhà Đường]] trong việc đối xử với [[nô lệ]]. Theo luật nhà Đường, nô lệ bị coi là ngang hàng với [[súc vật]], nếu họ bị một công dân tự do giết luật pháp không hể trừng phạt kẻ giết người luật mới bảo vệ những người nô lệ và cả các công dân tự do một ý tưởng muốn quay trở lại với thời cai trị của vua [[Hán Quang Vũ Đế|Quang Vũ]] nhà [[Nhà Hán#Sự trỗi dậy và sụp đổ của nhà Đông Hán|Đông Hán]] đầu [[thế kỷ 1]]. Luật pháp triều Minh cũng nhấn mạnh trên các mối quan hệ gia đình Đại Minh luật dựa trên những ý tưởng [[Nho giáo|Khổng giáo]] và những ý tưởng này luôn là thứ trung tâm nhất của mọi triều đình phong kiến Trung Hoa sau đó.
 
== Loại bỏ chức vụ Tể tướng ==
Năm [[1380]], Minh Thái Tổ xử tử thừa tướng Hồ Duy Dung (胡惟庸, ''Hu Weiyong'') sau khi phát hiện một âm mưu truất phế ông; sau đó Thái Tổ bỏ luôn chức [[Tể tướng]].<ref name="ebrey cambridge 192 193">Ebrey (1999), 192-193.</ref><ref>Fairbank & Goldman (2006), 130.</ref>
 
Nhiều người cho rằng Minh Thái Tổ muốn tập trung quyền lực tuyệt đối trong tay mình. Loại bỏ chức vụ [[Tể tướng]] và như vậy cũng loại bỏ luôn sự chống đối có thể có đối với các ông vua bất tài. Tuy nhiên vị trí tể tướng lại được thay thế bởi một chức vụ khác được gọi là [[Đại học sĩ]]. Ray Huong - giáo sư State University - cho rằng bề ngoài các đại học sĩ dường như không quyền hành gì nhưng thực tế nắm nhiều ảnh hưởng phía sau ngai vàng bởi uy tín và sự tin tưởng của dân chúng dành cho họ. Các đại học sĩ có thể đóng vai trò trung gian giữa hoàng đế và quan lại và như vậy có thể làm cân bằng và ổn định các lực lượng trong triều đình.
 
== Xây dựng Vạn lý trường thành ==
{{chính|Minh Trường Thành}}
Sau khi [[Quân sự thời nhà Minh|quân đội nhà Minh]] bị đánh bại tại [[sự biến Thổ Mộc bảo|trận Thổ Mộc]] và phải chịu đựng những cuộc cướp phá do [[người Mông Cổ]] dưới sự lãnh đạo của vị hãn mới, Altan Khan ([[Yêm Đáp Hãn]]), tiến hành nhà Minh đã phải chấp nhận một chiến lược mới để đối phó với những kỵ sĩ phương bắc đó: một bức tường thành vĩ đại và không thể xâm nhập.
 
Hầu như khoảng 100 năm trước (1368) nhà Minh đã bắt đầu xây dựng một pháo đài mới với kỹ thuật tiên tiến mà ngày nay chúng ta gọi là Vạn lý Trường Thành. Được xây dựng với một chi phí khổng lồ, bức tường chạy dọc theo các biên giới của đế quốc Minh. Phải chấp nhận lùi bước tránh vùng đất thuộc quyền kiểm soát của người Ordos Mông Cổ, phía nam [[Hoàng Hà]], bức thành chạy dọc theo biên giới phía bắc hiện nay của các tỉnh [[Sơn Tây]] và [[Thiểm Tây]] hiện nay. Chi phí cho việc xây dựng vượt quá rất nhiều so với các chiến dịch quân sự chống lại người Mông Cổ trong vòng 80 năm trước đó của nhà Minh và tiếp tục tăng lên tới tận khi hoàn thành (năm 1644).
 
== Mạng lưới chỉ điểm ==
{{chính|Xưởng vệ}}
{{Cần thêm chú thích}}
Thời nhà Minh các mạng lưới cảnh sát ngầm phát triển rộng rãi trong quân đội. Do quá khứ xuất thân hèn mọn của mình, Minh Thái Tổ rất căm ghét các quan lại tham nhũng và hiểu rất rõ các nguy cơ có thể đến các cuộc nổi loạn. Ông đã tạo ra Cẩm Y Vệ để bảo vệ cẩn mật riêng cho mình và hoạt động như một đội cảnh sát chìm trong khắp đế chế. Dù đạt được rất ít thành công trong thời gian tồn tại đội ngũ này nổi tiếng vì sự tàn bạo trong việc xử lý các vụ phạm tội hơn là một lực lượng cảnh sát thực sự, trên thực tế nhiều người bị họ bắt là người vô tội. Cẩm Y Vệ đã reo rắc nỗi sợ hãi trong khắp đế chế. Tuy nhiên quyền lực của họ đã bị giảm sút khi ảnh hưởng của các hoạn quan trong triều ngày càng tăng. Các hoạn quan đã tạo ra ba nhóm mật vụ để phục vụ cho lợi ích của riêng mình. Đó là Đông Xưởng, Tây Xưởng và Nội Xưởng, và cả ba đều không kém Cẩm Y Vệ về mặt tàn bạo và có lẽ còn ở mức độ cao hơn bởi lẽ họ chính thức là một công cụ của hoạn quan trong việc loại bỏ các đối thủ chính trị chứ không còn mang một chức năng nào khác.
 
== Cương vực==
Hàng 208 ⟶ 186:
 
Tuần phủ quản lý dân chính, nguyên bản là vào thời Minh Tuyên Tông phái đại thần lục bộ, đô sát viện lấy đó làm danh nghĩa để đốc phủ hành chính địa phương, đến thời Minh Đại Tông chính thức hình thành khu hành chinh cấp một. Thời Minh Anh Tông đặt chức tổng đốc, phân làm hai loại là ngắn hạn và dài hạn, quản lý quân sự của một vài bố chính ty. Tuy nhiên, quan hệ phụ thuộc giữa tuần phủ và bố chính ty là không đồng nhất, có tuần phủ chỉ gồm 1-2 bố chính ty, như Sơn Tây-Hà Nam tuần phủ thời Chính Thống; lại có trường hợp trong địa phận một bố chính ty có vài tuần phủ, như Bắc Trực Lệ có Thuận Thiên tuần phủ, Bảo Định tuần phủ, Tuyên Phủ tuần phủ; Nam Trực Lệ có hai tuần phủ: Ứng Thiên tuần phủ, Thuận Dương tuần phủ. Cũng có trường hợp tuần phủ quản lý khu vực giao giới giữa các bố chính ty, như Nam Cám Thiều Đinh tuần phủ nằm trên ba bố chính ty là Giang Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến<ref name="明朝州省"/>.
 
== Chế độ chính trị==
[[File:Forbidden City Beijing Shenwumen Gate.JPG|260px|thumb|Thần Vũ môn là cửa bắc của Tử Cấm Thành Bắc Kinh, xây xong vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420)]]
Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380), Minh Thái Tổ lấy việc Thừa tướng Hồ Duy Dung mưu phản nên phế bỏ chức vụ thừa tướng, các hoàng đế sau này cũng không đặt lại chức vụ này. Từ thời [[nhà Tần|Tần]], [[nhà Hán|Hán]] trở đi Trung Quốc đã hơn 1600 năm thực hành chế độ tể tướng, đến đây bị phế bỏ, lục bộ trực tiếp do hoàng đế phụ trách, quyền của thừa tướng và quyền về quân sự hợp làm một, hoàng đế triều Minh một mình nắm đại quyền, thể chế chính trị của triều Minh cũng là chính thể chuyên chế hiếm thấy trong lịch sử thế giới, thi hành thể chế quốc gia tam quyền phân lập: quân quyền, quyền hành chính, quyền giám sát, về sau do quyền giám sát bị phế bỏ, quốc thể mất cân bằng mà nhanh chóng suy bại. Do có nhiều quốc sự, hoàng đế không thể xử lý hết, đến năm Kiến Văn thứ 4 (4) Minh Thành Tổ mới bắt đầu đặt [[nội các]]. Nội các chỉ là cố vấn cho hoàng đế, phê đáp tấu chương do hoàng đế chuyên trách. Nội các triều Minh từ khi khởi đầu đến khi kết thúc đều không phải là cơ cấu hành chính cấp một trung tâm trong triều, được cho rằng chỉ là biệt xưng của Văn Uyên các. Chức vụ Nội các đại học sĩ phần nhiều là người có tài đức hoặc đại thần trong triều đảm nhiệm, chỉ theo ý chỉ của hoàng đế mà viết ra, gọi là "truyền chỉ đương bút", quyền lực và địa vị còn xa mới bằng tể tướng khi xưa, chỉ có địa vị ngầm, song không có địa vị pháp định. Thời kỳ Tuyên Tông, do có ba người họ Dương là Dương Phổ, Dương Sĩ Kỳ và Dương Vinh tham gia nội các, Tuyên Tông phê chuẩn nội các khởi thảo thánh chỉ trần thuật ý kiến của họ, gọi là chế độ "phiếu nghĩ" 票擬, lại trao cho cơ cấu hoạn quan là Ty lễ giám phê thay tức "phê chu" 批朱. Phép "phiếu nghĩ" khắc phục tệ quân chủ không muốn diện kiến các triều thần, song đại thần nội các và hoàng đế ngăn cách, đều dựa vào Ty lễ giám, do đó khởi đầu chế độ hoạn quan chuyên chính trong triều Minh. Nhằm tăng cường giám thị với thần dân toàn quốc, Minh Thái Tổ còn thiết lập cơ cấu đặc vụ mang tên "cẩm y vệ", Minh Thành Tổ lập thêm "đông xưởng", Minh Hiến Tông lập "tây xưởng" (về sau phế bỏ), gọi chung là "xưởng vệ", do hoạn quan thống lĩnh, từ đó quyền thế của hoạn quan triều Minh đạt đến cực độ<ref>王其榘《明代內閣制度史》,中華書局,1989年,第339頁</ref><ref name="洪武專政"/>.
 
===Cơ cấu chủ yếu===
[[File:Wen Yuan Chamber.JPG|260px|left|thumb|Văn Uyên các là một trung tâm chính trị triều Minh, nằm tại bên đông ba đại điện Tử Cấm Thành.]]
Nội các ban đầu là chỉ cơ cấu tư vấn của hoàng đế, về sau trở thành cơ cấu quyết sách tối cao trên thực tế của triều Minh, địa vị thủ phụ có khi sánh với tể tướng, có quyền "phiếu nghĩ". Chu Nguyên Chương sau khi phế bỏ chế độ trung thư tỉnh và thừa tướng, đích thân xử lý chính vụ, có khi bị kiệt sức, do vậy thiết lập chế độ tứ phụ để phụ tá chính sự, song không hiệu quả, đến năm Hồng Vũ thứ 17 (1384) thì bãi bỏ. Sau đó, Chu Nguyên Chương mời một số vị hàn lâm học sĩ giúp phụ tá, các quan chức hàn lâm học sĩ này phỏng theo chế độ cũ học sĩ quán các Đường-Tống, được cho là "Mỗ mỗ điện (các) đại học sĩ"<ref>洪武十五年初制时有华盖殿大学士(嘉靖随殿易名中极殿大学士)、文华殿大学士、武英殿大学士、文渊阁大学士、东阁大学士,永乐时增谨身殿大学士(嘉靖随殿易名建极殿大学士)</ref>, bậc quan chỉ có chính ngũ phẩm. Đây chính là cơ cấu nội các<ref>《細說明朝》〈三二、内阁〉. 黎東方. 第77頁</ref>.
 
Triều Minh tại trung ương thiết lập sáu bộ: lại, hộ lễ, công, hình, tương tự như các triều đại trước, lúc mới đầu triều Minh tại mỗi bộ tăng thêm một thượng thư, thị lang. Sau án Hồ Duy Dung, Chu Nguyên Chương phế bỏ chức thừa tướng, thủ tiêu trung thư tỉnh. Lục bộ do đó địa vị được đề cao, mỗi bộ chỉ đặt một thượng thư, hai thị lang, các thượng thư khác trước đó bị giáng làm lang trung. Bậc quan của thượng thư và thị lang các bộ được tăng lên, trong đó Lễ bộ (chủ quản giáo dục, phụ trách lãnh đạo học thuật Nho gia, cùng với tế tự, ngoại giao) và Lại bộ (chủ quản thăng chức quan văn) có tính trọng yếu nhất, Hộ bộ (chủ quản tài chính, thổ địa và nhân khẩu) có số nhân viên đông nhất. Binh bộ (chủ quản quốc phòng), Hình bộ (chủ quản tư pháp, có quyền xét xử vụ án hình sự quy mô lớn) và Công bộ (chủ quản kiến thiết công cộng) có địa vị khá thấp<ref>《細說明朝》〈二七、六 部〉. 黎東方. 第63頁</ref>.
 
Về cơ cấu thẩm nghị thảo chiếu, triều Minh ban đầu chỉ đặt "cấp sự trung" và "trung thư xá nhân", không đặt hai tỉnh "trung thư", "môn hạ". Cơ cấu thẩm nghị của triều Minh là lục khoa cấp sự trung, đến năm Hồng Vũ thứ 24 (1391), đặt 6 người là đô cấp sự trung, phân vào sáu khoa Lại, Hộ, Lễ, Công, Hình, Binh, mỗi khoa một người, bên dưới mỗi "đô cấp sự trung" lại có một tả hữu cấp sự trung và một số cấp sự trung. Chế độ lục khoa cấp sự trung về cơ bản là kế thừa chế độ Môn hạ tỉnh thời Đường, song quan vị hạ giảm, cơ cấu tinh giản hơn. Quan chức lục khoa tuy có phẩm cấp thấp, song chức quyền lại rất cao, họ có thể bác bỏ ý chỉ của hoàng đế, cũng có thể nắm giữ chức trách gián quan, đối với quan lại lục bộ cũng có quyền giám sát tương ứng, do đó chế độ này cũng phát huy tác dụng nhất định đối với cải thiện triều chính. Cơ cấu chấp hành sự vụ trọng yếu của trung ương là "Ngũ tự", bao gồm Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lư tự, tương đương thời Đường Tống, giảm bớt bốn tự: Tông chính tự được nhập vào Tông nhân phủ, Vệ úy tự được nhập vào Binh bộ, Ty nông tự và Thái giám phủ được nhập vào Hộ bộ. Đại lý tự cùng Hình bộ và Đô sát viện hợp thành Tam pháp ty, phụ trách phúc thẩm và phúc hạch án hình sự trọng đại. Thủ trưởng của Đại lý tự gọi là "Đại lý tự khanh", cũng là một trong cửu khanh, khanh của bốn tự còn lại có chức quyền khá thấp. Thái thường tự phụ trách tế tự; Thái bộc tự quản lý ngựa và chăn nuôi gia súc toàn quốc; Quang lộc tự phụ trách bày tiệc; Hồng lư tự phụ trách tiếp đãi khách ngoại quốc.<ref>《細說明朝》〈二九、六科 三○、五寺〉. 黎東方. 第71頁-第74頁</ref>
 
Trước năm Hồng Vũ thứ 13 (1380), triều Minh còn kế tục chế độ giám sát của triều Nguyên, thiết lập "Ngự sử đài", có tả hữu ngự sử đại phu. Sau đó, Chu Nguyên Chương phế bỏ Ngự sử đài. Hai năm sau, Chu Nguyên Chương thiết lập cơ cấu giám sát mới là "Đô sát viện", bên dưới Đô sát viện thiết lập một số người làm "Đô sát ngự sử", phân tuần các tỉnh toàn quốc, gọi là Thập nhị đạo giám sát ngự sử. Mỗi đạo có ba đến năm người là giám sát ngự sử, phạm vi nói chung là một tỉnh. Tuy nhiên giám sát ngự sử đều trú tại kinh sự, có việc thì mang theo ấn xuất tuần, xong việc thì về kinh trả ấn. Đến thời Minh mạt, giám sát ngự sử phân thành 13 đạo, tổng cộng có 110 người. Đô sát viện và lục khoa đều có chức năng gián quan và chức trách báo cáo sự tình, cho nên gọi chung là "khoa đạo ngôn quan"<ref>《細說明朝》〈二八、都察院、十三道〉. 黎東方. 第69頁</ref>.
 
Triều Minh thực hành nghiêm mật chính trị đặc vụ, cơ cấu đặc vụ chủ yếu bao gồm [[cẩm y vệ]], [[đông xưởng]] và [[tây xưởng]], thời kỳ Vũ Tông từng thiết lập "nội hành xưởng". Cẩm y vệ được thiết lập vào năm Hồng Vũ thứ 15 (1382), trực tiếp nghe lệnh của hoàng thượng, có thể tróc nã bất kỳ ai, đồng thời tiến hành thẩm vấn không công khai. Sau khi thành lập đông xưởng, quyền lực của cẩm y vệ bị tước giảm. Đông xưởng thành lập vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420), nhằm để Minh Thành Tổ trấn áp chính trị lực lượng phản đối, địa điểm tại bắc Đông An Môn tại kinh thành. Chức trách chủ yếu của đông xưởng là giám thị quan viên chính phủ, nhân sĩ kiệt xuất trong xã hội, các học giả và các lực lượng chính trị khác, đồng thời có quyền đưa kết quả giám thị trực tiếp hồi báo hoàng thượng. Căn cứ thông tin giám thị có được, đối với phái phản đối chính trị có địa vị khá thấp, đông xưởng có thể trực tiếp tróc nã, thẩm vấn; còn đối với quan viên cấp cao trong chính phủ hoặc người có thân phận hoàng thân quý tộc, đông xưởng sau khi được hoàng đế cấp quyền có thể tiếp hành tróc nã, thẩm vấn họ. Tây xưởng thành lập vào thời kỳ Hiến Tông, thủ lĩnh là [[Uông Trực (hoạn quan)|Uông Trực]], sau năm 1482 thì bị phế bỏ, sau này được Vũ Tông tạm thời khôi phục. Nội xưởng thiết lập trong thời kỳ Vũ Tông, thủ lĩnh là hoạn quan [[Lưu Cẩn]], sau khi Lưu Cẩn bị giết thì nội xưởng và tây xưởng đồng thời bị phế bỏ, chỉ còn đông xưởng<ref>丁易,《明代特務政治研究》</ref>.
 
===Cơ cấu khác===
Quan công cô bao gồm [[tam công]] và tam cô, trên danh nghĩa là đứng đầu các thần tử, song các chức quan này đều chỉ là chức hão, thường trao cho đại thần có công lao tương đối lớn để vinh danh. Tam công là thái sư, thái phó, thái bảo, tam cô là ba chức phụ giúp: thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo. Trong đó, thái bảo và thái phó trên danh nghĩa là thầy giáo của thái tử, còn thái sư trên danh nghĩa là thầy giáo của hoàng thượng, song thực tế cơ cấu phụ đạo thái tử là "chiêm sự phủ". Bên dưới chiêm sự phủ đặt hai phòng, một cục, một thính. Ngoài ra, còn có Thái y viện, chuyên môn phụ trách sức khỏe và điều trị y tế cho nhân viên hoàng thất. Hàn lâm viện là cơ quan học thuật tối cao chính thức của chính phủ, địa vị tương đối quan trọng, thậm chí cũng có sức ảnh hưởng tương đối lớn trong chính phủ. Thủ trưởng của Hàn lâm viện là Hàn lâm đại học sĩ, người giữ chức vị này thường kiêm nhiệm đại thần nội các<ref>《細說明朝》〈三一、三公、三孤;詹事府、翰林院〉. 黎東方. 第75頁</ref>.
 
Ngoại tam giám bao gồm Quốc tử giám, Khâm thiên giám, Thượng lâm uyển giám. Khâm thiên giám phụ trách quan trắc chiêm tinh. Quốc tử giám là cơ cấu giáo dục chính thức tối cao, cũng là cơ cấu lãnh đạo quan học toàn quốc, có một người tế tửu, một người ty nghiệp, một người giám thừa, năm người bác sĩ, 15 người trợ giáo, 10 người học chính, 7 người học lục, một người điển bộ, một người điển tịch, hai người điển soạn. Thượng lâm uyển giám phụ trách quản lý ngự hoa viên, bãi chăn thả và vườn rau của hoàng đế<ref name="诸司外三监内十二监"/>.
 
Nội thập nhị giám là sở quan của hoạn quan, bao gồm ti lễ giám, nội cung giám, ngự dụng giám, ty thiết giám, ngự mã giám, thần cung giám, thượng thiện giám, thượng bảo giám, ấn thụ giám, trực điện giám, thượng y giám, đô tri giám, trong đó ty lễ giám là quan trọng nhất. Thái giám cầm bút viết văn trong thời kỳ hoạn quan chuyên quyền cực đoan còn thay thế hoàng đế phê chuẩn công văn. Ngoài ra, trong cung còn thiết lập bốn ty (tích tân, chung cổ, bảo sao, hỗn đường), tám cục (binh trượng, ngân tác, hoán y, cân mạo, châm công, nội chức nhiễm, tửu thố diện, ti uyển), hợp thành 24 nha môn nội quan. Cung nữ có 6 cục (thượng cung, thượng nghi, thượng phục, thượng thực, thượng tẩm, thượng công), dưới mỗi cục đặt bốn ty<ref name="诸司外三监内十二监"/>.
 
== Ngoại giao==
Hàng 220 ⟶ 221:
 
Sau khi châu Âu tiến vào [[Thời đại Khám phá|thời đại khám phá hàng hải]], người Bồ Đào Nha nhằm tiếp tục khai thác tuyến hàng hải đến Ấn Độ, Trung Quốc, sau khi chiếm lĩnh Malacca năm 1511, lại có ý đồ lập cứ điểm mậu dịch tại Trung Quốc. Năm Chính Đức thứ 7 (1513) thời Vũ Tông, Quốc vương Bồ Dào Nha [[Manuel I của Bồ Đào Nha|Emmanuel I]] vì muốn thông thương với triều đình Minh nên phái đoàn sứ giả đến Trung Quốc. Đoàn sứ giả muốn đổ bộ tại Quảng Châu, song bị cự tuyệt nhập cảnh. Họ chuyển sang dùng vũ lực chiếm cứ Đồn Môn, bùng phát [[Hải chiến Đồn Môn]], Bộ chiến Tây Thảo Loan với triều Minh, kết quả chiến bại. Cuối cùng, Gia Tĩnh Đế đồng ý cho đoàn nhập cảnh, đồng thời nhượng Áo Môn cho người Bồ Đào Nha, chấp thuận cho họ đến Quảng Châu mỗi năm, đây là lần đầu tiên cường quốc phương tây chính thức đổ bộ Trung Quốc. Sau đó, các quốc gia châu Âu khác như Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh Quốc cũng phái các sứ đoàn đến, khiến cho không ít sự vật phương Tây truyền vào Trung Quốc. Năm Vạn Lịch thứ 10 (1582) thời Thần Tông, [[Matteo Ricci]] phụng mệnh đến Trung Quốc công tác, ông rất nhanh chóng lĩnh hội Trung văn, Nho giáo, có được cảm tình tốt của sĩ đại phu triều Minh. Sau đó, ông được cử đến Bắc Kinh, được Thần Tông tín nhiệm. Ông đóng góp cho Trung Quốc các cống phẩm như [[Khôn dư vạn quốc toàn đồ]], [[đồng hồ]], [[đồng hồ Mặt Trời]], đại pháo Tây Dương, [[kính viễn vọng]], hỏa thương, Tây dược, tượng [[Maria]], Thập tự giá. Matteo Ricci không chỉ truyền bá Thiên Chúa giáo mà còn truyền cảm hứng cho đám [[Từ Quang Khải]], [[Lý Chi Tảo]] học tập Tây học. Ngoài ra, ông còn đưa các loại hình văn hóa của Trung Quốc truyền đến châu Âu, như tư tưởng Nho gia, học thuyết Phật giáo, cờ vây. Ngoài ra, vào thời kỳ Minh mạt có không ít quân đội triều Minh từng trang bị hỏa khí đặc biệt là đại pháo Tây Dương<ref name="北虜南倭"/>.
 
==Quân sự==
 
Từ thời "Thái Tổ khai quốc", quân đội Đại Minh đã vượt xa đối phương bằng ưu thế pháo binh và hỏa khí, bao gồm những cỗ pháo nhỏ cỡ súng cối cho đến lớn như đại pháo Hồng Di của người Hà Lan. Họ cũng tự sản xuất những khẩu súng trường bộ binh đầu tiên, khiến đối phương phải hoảng sợ. Do ưu thế vượt bậc về vũ khí, người Nữ Chân ngày đầu xâm lược nhà Minh đã vấp phải đủ thứ kháng cự. Cùng với hàng loạt khí tài phong phú, quân đội hành xử theo kỷ cương quân luật chặt chẽ cũng là nguyên tố đóng vai trò lớn. Hàng loạt tướng tài như [[Thích Kế Quang]], [[Viên Sùng Hoán]] cũng góp phần quan trọng. Biên cương nhà Minh luôn luôn vững vàng, nhưng chỉ trước khi những vị tướng tài này lần lượt ra đi.
 
Tuy quân Minh chiếm ưu thế về khí tài, nhưng tài chính từ từ thành vấn đề lớn. Quân đội lớn luôn luôn đòi hỏi chi tiêu lớn, do đó, vì sự tham nhũng của những quan lại cao cấp cũng như sự hoang phí của những bậc hôn quân, từ thời [[Minh Thần Tông]] quân đội đã bắt đầu suy thoái trầm trọng. Đến thời Sùng Trinh, nếu như không có Viên Sùng Hoán thì Sùng Trinh cũng chưa chắc đã trụ lại lâu hơn. Quân Minh không thiếu khí tài, nhưng dần dần thiếu nguồn nhân lực, quốc khố cạn kiệt cũng như thiếu tướng sĩ để "khâu vá" những chỗ trống nên do đó mà dẫn đến Đại Minh diệt vong.
 
== Nhân khẩu==