Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Maroc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Thượng Đế → Thượng đế (2) using AWB
n →‎Tự do hoá thương mại quốc tế: sửa chính tả 3, replaced: MexicoMéxico using AWB
Dòng 372:
Ngày nay, Thành phố [[Casablanca]] là trung tâm [[tài chính]] và [[công nghiệp]] lớn nhất Maroc và khối Maghreb ([[Tunisia]], [[Algérie]], Maroc, [[Libya]] và [[Mauritanie]]). Nhiều công ty đa quốc gia có trụ sở tại đây. [[Thị trường chứng khoán]] [[Casablanca]] được xem là lớn thứ 4 ở [[châu Phi]] sau [[Johannesburg]] ([[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]]), [[Cairo]] ([[Ai Cập]]) và [[Gaborone]] ([[Botswana]]).
 
Ngoại hối do kiều dân Maroc gửi về, tính đến cuối [[tháng mười hai|tháng 12]] năm [[2006]], lượng kiều hối do người Maroc ở nước ngoài gửi về nước đã đạt gần 5,5 tỷ USD tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước (4,1 tỷ USD). So với mức trung bình từ 2001 đến 2005, các khoản thu kiều hối đã tăng 31,7% năm 2006. Cùng với [[du lịch]], [[ngoại hối]] do kiều dân Maroc gửi về là nguồn thu ngoại tệ thứ hai của nước này. Maroc là nước lớn thứ tư trong số các nước đang phát triển nhận được nhiều kiều hối nhất (sau [[Ấn Độ]], [[México|Mexico]] và [[Pakistan]]). Ước tính có khoảng 2,5 triệu người Maroc sống ở nước ngoài, chiếm 8% dân số. Có đến 50% gia đình ở Maroc có người thân sống ở nước ngoài, chủ yếu ở [[châu Âu]] và [[Hoa Kỳ|Mỹ]].
 
Về đầu tư và cho vay của nước ngoài, theo Bộ Kinh tế Maroc, đầu tư nước ngoài vào Maroc đã đạt 3,2 tỷ USD năm 2006. So với mức trung bình từ năm 2001 đến 2005 tổng số vốn đầu tư năm 2006 đã tăng 30,1%. Năm 2005 tổng số [[Đầu tư trực tiếp nước ngoài|FDI]] vào Maroc đạt 2,9 tỷ [[Đô la Mỹ|USD]] đưa nước này đứng vị trí thứ 4 tại [[châu Phi]] về thu hút đầu tư sau [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]], [[Ai Cập]] và [[Nigeria]].