Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gốm Bát Tràng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n link qc
n chính tả, replaced: mầu → màu
Dòng 23:
 
*Vào thời [[nhà Lý]], có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua [[Thiều Châu]] ([[Quảng Đông]]) (hiện nay tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) gặp [[bão]], phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn [[trắng]]. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện [[Việt Yên]], tỉnh [[Bắc Giang]]) nước men sắc màu vàng [[đỏ]]. Lưu Phương Tú truyền cho [[làng gốm Phù Lãng|Phù Lãng]] (huyện [[Quế Võ]], tỉnh [[Bắc Ninh]]) nước men màu đỏ [[vàng (màu)|màu vàng]] thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm [[1127]].
 
*Theo ký ức và tục lệ dân gian thì trong số các dòng họ ở Bát Tràng, có dòng họ Nguyễn Ninh Tràng. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Ninh Tràng là họ Nguyễn ở ''trường'' Vĩnh Ninh, một lò gốm ở [[Thanh Hóa|Thanh Hoá]], nhưng chưa có tư liệu xác nhận. Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Lê, Vương, Phạm, Nguyễn... ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào [[Nhà Hậu Lê|thời Hậu Lê]] khoảng cuối thế kỉ thứ 14 - đầu thế kỉ 15 và đầu [[Nhà Nguyễn|thời Nguyễn]], xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hoá Ngoại. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh [[Ninh Bình]], vùng này có loại [[đất sét]] trắng rất thích hợp với nghề làm gốm. Theo truyền thuyết và gia phả một số họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, ngày xưa cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Điều này được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm ken dày đặc tìm thấy nhiều nơi ở vùng này.
 
Hàng 158 ⟶ 157:
 
===Loại hình===
Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là ''cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả mầumàu ngà, đục''. Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng từ loại men ngọc cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có màu xám nâu. Dựa vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia loại hình của đồ gốm Bát Tràng như sau:
 
*'''Đồ gốm gia dụng''': Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát, chén, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ.