Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Hiến Pháp → Hiến pháp (5), Quốc Hội → Quốc hội, Nổi Bật → nổi bật using AWB
Xuanloc (thảo luận | đóng góp)
Dòng 36:
 
===Nhóm Cùng viết Hiến pháp===
'''Nhóm Cùng Viết Hiến pháp''' do các giáo sư [[Ngô Bảo Châu]], [[Đàm Thanh Sơn]] và cựu Tổng Biên tập báo [[VietnamNet]] [[Nguyễn Anh Tuấn]] khởi xướng, Ban biên tập gồm có: Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, Giáo sư chuyên ngành luật hiến pháp, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Ông Bùi Đức Lại, nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương; Khương Duy, luật gia, chuyên ngành luật hiến pháp; Nguyễn Ái Cần, luật gia. Nhóm Cùng Viết Hiến pháp đã tổ chức trưng cầu ý kiến thông qua trang mạng Cùng Viết Hiến pháp từ tháng 2/2013<ref>{{chú thích web|author=Đề xuất của Cùng viết Hiến pháp |url=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130406_cvhp_proposal.shtml |title=Nhóm Cùng Viết Hiến pháp gửi đề xuất - BBC Vietnamese - Việt Nam |publisher=Bbc.co.uk |date=ngày 1 tháng 1 năm 1970 |accessdate=ngày 29 tháng 11 năm 2013}}</ref>. Các đề xuất của nhóm Cùng Viết Hiến pháp liên quan tới sửa đổi 29 điều trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và thêm một điều mới. Nhóm Cùng Viết Hiến pháp đã tập hợp được nhiều bài viết có giá trị của các tác giả có uy tín về Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
 
===Hội đồng Giám mục Việt Nam===
Ngày [[1 tháng 3]] năm [[2013]], [[Hội đồng Giám mục Việt Nam]] đại diện cho giới [[Công giáo Việt Nam]] chính thức gửi thư nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.<ref>[http://www.hdgmvietnam.org/thu-cua-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-nhan-dinh-va-gop-y-sua-doi-hien-phap/4750.116.3.aspx Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp, TRANG TIN CỦA HỘI ĐỒNG Giám mục Việt Nam]</ref> Qua lá thư này, họ chất vấn chính quyền Việt Nam về việc làm sao có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do sáng tạo văn học, nghệ thuật khi mà tư tưởng bị đóng khung trong một chủ thuyết là [[chủ nghĩa Marx-Lenin|chủ nghĩa Mác-Lênin]] và [[tư tưởng Hồ Chí Minh]]. Họ đề xuất nền tảng chủ thuyết để tổ chức và điều hành xã hội Việt Nam là truyền thống văn hóa phong phú của dân tộc chứ không phải bất kỳ một hệ ý thức nào khác. Thư này cũng cho rằng Hiến pháp Việt Nam không nên và không thể khẳng định sự lãnh đạo mặc nhiên, không thông qua bầu cử của bất kỳ đảng phái chính trị nào. Thư góp ý đề xuất nhà nước Việt Nam thực hiện mô hình quản lý theo kiểu [[tam quyền phân lập]]: lập pháp, hành pháp và tư pháp; phân biệt rõ vai trò của đảng cầm quyền và nhà nước pháp quyền. Nhìn chung, thư góp ý sửa đổi Hiến pháp này được sự ủng hộ của nhiều tín hữu và giới bất đồng chính kiến.<ref>[http://www.viet.rfi.fr/node/79585 Bản Góp ý Hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam được ủng hộ rộng rãi]</ref> Có ghi nhận rằng nhiều giáo xứ, tổ chức Công giáo trong và ngoài nước đã tổ chức lấy ý kiến ủng hộ cho thư góp ý đó.
===Kiến nghị khác===
GS Nguyễn Minh Thuyết nêu lại một số thay đổi trong quy định tại Điều 4 của Hiến pháp năm 1980 đến Hiến pháp 1992 về vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" và toàn bộ mô hình tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước đã thể hiện tính chất xã hội chủ nghĩa trong một bản hiến pháp được toàn dân đồng tình qua trưng cầu ý dân rồi thì dù không có Điều 4 cũng không ai xóa bỏ được chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ được vai trò lãnh đạo của Đảng ở nước ta"<ref name="thanhnien.com.vn">{{chú thích web|url=http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130222/giao-su-nguyen-minh-thuyet-gop-y-dieu-4-hien-phap-sua-doi.aspx |title=Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết góp ý Điều 4 Hiến pháp sửa đổi &#124; Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 &#124; Thanh Niên Online |publisher=Thanhnien.com.vn |date=ngày 22 tháng 2 năm 2013 |accessdate=ngày 29 tháng 11 năm 2013}}</ref>