Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp ước Xô-Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: NXB → Nhà xuất bản (8), Quốc Xã → Quốc xã (3), Châu Âu → châu Âu (3) using AWB
Xuantoc (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 34:
 
Sau khi [[Kế hoạch Barbarossa|Đức tấn công Liên Xô]] ngày 22 tháng 6 năm 1941, cũng như tất cả các văn kiện ngoại giao Xô-Đức khác, hiệp định này đã không còn giá trị.<ref>[http://www.istorik.ru/library/documents/molotov_ribbentrop/index.htm Пакт Молотова-Риббентропа]</ref>.
 
Ngày nay, truyền thông phương Tây tập trung khai thác Hiệp ước Xô-Đức để kết tội Liên Xô đã bắt tay với Hitler, tạo nguyên nhân gây ra Thế chiến thứ 2. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy hầu hết các cường quốc lớn của châu Âu đều đã ký các hiệp ước tương tự với Đức Quốc xã trước khi Liên Xô làm vậy (Ba Lan ký năm 1934, Anh và Pháp ký năm 1938). Giáo sư Carley nhận xét rằng đây là nỗ lực tuyên truyền của phương Tây nhằm biện minh cho các lỗi lầm nghiêm trọng vào những năm 1930, khi họ không chặn đứng sự trỗi dậy của nước Đức Quốc xã và thiết lập một liên minh chống Hitler vào thập niên 1930 theo đề nghị của Liên Xô<ref>http://vov.vn/the-gioi/ho-so/ho-so-mat-phuong-tay-nhiet-tinh-ho-tro-hitler-tieu-diet-lien-xo-442646.vov</ref>
 
== Bối cảnh quốc tế ==
Hàng 41 ⟶ 43:
* '''Đức''' đang chuẩn bị tấn công [[Ba Lan]] và muốn tránh chiến đấu trên hai mặt trận: phía Tây chống Anh-Pháp và phía Đông chống Liên Xô. Hơn nữa, Đức cũng muốn tăng cường ngoại thương với Liên Xô để bù đắp cho sự phong tỏa của Đồng minh trên mặt biển.
* '''Liên Xô''' muốn đẩy lùi chiến tranh nhưng vấp phải sự cản trở của các nước phương Tây do họ đã ký với nước Đức Quốc xã [[hiệp ước Munchen]]. Mặc dù tiềm lực kinh tế quốc phòng đã được củng cố một bước nhưng về vấn đề cán bộ lại đang gặp khó khăn sau đợt thanh trừng của [[Iosif Vissarionovich Stalin|Josef Stalin]] những năm 1936-1938. Mục đích của Liên Xô là hòa hoãn hoặc với Anh-Pháp để cùng chống Đức hoặc hòa hoãn với Đức để tránh chiến tranh.
* '''Anh-Pháp''' luôn đánh giá thấp tiềm lực quân sự của Liên Xô, và nhất là Anh luôn nghi kỵ Liên Xô. Thủ tướng Anh Neville Chamberlain ghi trong nhật ký của mình: ''"Tôi xin thú thực rằng tôi rất nghi ngờ nước Nga"''.<ref>Kevill Feilingt. Cuộc đời của Neville Chamberlain. London. 1963. trang 403.</ref> Vì thế, họ thường tỏ ra thờ ơ mỗi khi Liên Xô đề nghị cùng hợp lực chống Đức. Việc này vô hình trung đẩy Liên Xô phải đàm phán với nước Đức Quốc xã vì nền an ninh của mình.
* '''Ba Lan''' cũng nghi kỵ Liên Xô (trong quá khứ 2 nước đã nhiều lần xâm lược lẫn nhau) nên không muốn Liên Xô mang quân qua lãnh thổ của họ để chống lại Đức. Vì việc này, liên minh Nga-Anh-Pháp nhằm bảo vệ Ba Lan khó thành hiện thực.<ref>Hans Dirkshel. Moskva, Tokyo, London - Hai mươi năm chính sách đối ngoại của Đức. London. 1951. trang 238.</ref>
 
Do đó, kế hoạch thiết lập an ninh tập thể châu Âu do Liên Xô đề xướng luôn vấp phải sự chống đối hoặc ít ra cũng là sự lãnh đạm của các nước lớn ở Tây Âu. Điều này buộc Liên Xô phải ký kết với các nước Đông Âu và Pháp các bản hiệp ước song phương về tương trợ an ninh quốc phòng. Mặc dù không ưa Liên Xô nhưng dưới sức ép của dư luận trong nước, chính phủ các nước này cũng phải đàm phán với Liên Xô về các vấn đề quốc phòng và an ninh nhằm chống lại sự đe dọa của nước Đức Quốc xã. Tháng 5 năm 1935, hai hiệp ước được Liên Xô ký kết với Anh và Pháp.<ref>Grigori Doberin. Những bí mật của chiến tranh thế giới thứ hai. Nhà xuất bản Sụ Thật. Hà Nội. 1986. trang 33.</ref> Tuy nhiên, tổng thống Tiệp Khắc Benet đã từ chối thi hành hiệp ước này và coi nó là một dĩ vãng còn sót lại. Còn đối với người Pháp, mặc dù các thỏa ước khung đã được ký kết nhưng họ vẫn không chịu ký với Liên Xô một hiệp định chung giữa bộ tham mưu quân đội hai nước để cùng nhau chống nước Đức Quốc xã.<ref>Paul Reinaut. Hồi ký. Paris. 1963. trang 162.</ref>
 
Trong các năm 1936-1937, Liên Xô đã giúp đỡ những người Cộng hòa Tây Ban Nha chống lại chế độ Franco được [[Adolf Hitler]] bảo trợ nhưng lại không được Anh, Pháp ủng hộ tích cực. Ngược lại, từ tháng 11 năm 1937, họ đã mở nhiều cuộc hội đàm với các thủ lĩnh Đức Quốc xã tại Obersanzberg. Tham dự các vòng hội đàm còn có cả Huân tước Anh Halifax, các bộ trưởng của chính phủ Pháp. Họ cho rằng chế độ của Hitler đã trở thành thành trì chống chủ nghĩa Bolshevik và đã đến lúc có thể tiến hành cuộc [[thập tự chinh]] mới về phương Đông. Thái độ không dứt khoát của Anh và Pháp vô hình trung đã "động viên" Hitler mạnh dạn ra tay. Ngày 1 tháng 3 năm 1938, nước Đức quốc xã thôn tính Cộng hòa Áo mà không cần nổ một phát súng. Trong khi Bộ trưởng dân ủy ngoại giao Liên Xô tuyên bố lên án cuộc xâm lược này<ref>Bộ ngoại giao Liên Xô. Tư liệu văn kiện thời kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhà xuất bản Ngoại văn. Moskva. 1948. trang 92.</ref> thì thủ tướng Anh Neville Chamberlain lại nói: ''"Chúng ta phải tránh bị mắc lừa. Và chúng ta cũng không để cho các nước nhỏ có ảo tưởng về sự giúp đỡ của Hội Quốc Liên có thể dành cho họ để chống lại sự xâm lược"''.<ref>Hạ nghị viện Anh. Tư liệu những cuộc tranh luận tại nghị viện ngày 22 tháng 2. London. 1938. trang 227, 332.</ref>
 
Thái độ đó càng khuyến khích Hitler lấn tới. Tháng 8 năm 1938, quân đội Đức tập trung 30 sư đoàn quanh biên giới Tiệp Khắc. Đáng lẽ phải thành lập một mặt trận chung chống nước Đức Quốc xã thì Anh - Pháp lại nhận lời mời của Ribbentrop tham gia Hội nghị Munchen trong các ngày 29 và 30 tháng 9 năm 1938 giữa tứ cường Anh, Đức, Pháp, Ý. Kết quả của hội nghị này là một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau được ký giữa bốn nước này ngày 30 tháng 9 mà không hề đếm xỉa đến Hiệp ước tương trợ giữa Anh và Pháp với chính phủ Tiệp Khắc của tổng thống Benet. Ngày 6 tháng 12 năm 1938, Pháp tuyên bố từ bỏ Hiệp ước tương trợ với Liên Xô để ký với Đức bản tuyên bố thừa nhận hiệu lực hoàn toàn của [[Hiệp ước München|Hiệp định Munich]] 1938.<ref>Grigori Doberin. Những bí mật của Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhà xuất bản Sự Thật. Hà Nội. 1986. trang 42.</ref> Bằng [[Hiệp ước München|Hiệp định Munich]], Anh và Pháp đã thừa nhận việc Đức Quốc xã thôn tính nước Áo là việc đã rồi, cho phép Hitler đánh chiếm xứ Bohemia và Moravia, chia cắt Tiệp Khắc; đặt Ba Lan và cả Liên Xô trước nguy cơ xâm lược của nước Đức Quốc xã.<ref name="Henry Payner 1957">Henry Payner. Churchill, Roosevelt, Stalin - Cuộc chiến tranh mà họ tiến hành và nền hòa bình mà họ tìm kiếm. London. 1957. trang 4.</ref> Nhà sử học Cộng hòa Liên bang Đức Michael Freuner viết: ''"Khi gót giày Đức làm rung chuyển xứ Bohemia thì toàn thế giới sụp đổ. Người ta đã bỏ đi hòn đá tảng của Hiệp ước Versailles. Đế quốc Đức thấy mình đã được mở cửa sang phía Đông"''<ref>Michael Freuner. Lịch sử nước Đức. Guthlaut. Bon. 1960. trang 623.</ref>