Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Friedrich I của Thánh chế La Mã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thập tự chinh và cái chết: sửa chính tả 3, replaced: binh sỹ → binh sĩ using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: hiệp sỹ → hiệp sĩ (3) using AWB
Dòng 84:
== Thập tự chinh và cái chết ==
[[Tập tin:Gustave dore crusades death of frederick of germany.jpg|nhỏ|trái|230px|"Cái chết của Hoàng đế Friedrich I" do [[Gustav Dore]] vẽ]]
Hoàng đế Friedrich bắt tay vào chuẩn bị cho cuộc [[Thập tự chinh]] lần thứ ba (1189), một cuộc viễn chinh quy mô lớn với sự phối hợp của quân Pháp, dưới quyền chỉ huy của vua [[Philippe II của Pháp|Philippe II]] và quân Anh dưới quyền chỉ huy của vua [[Richard I của Anh|Richard I]]. Ông tổ chức một đạo quân lớn với 100.000 người (bao gồm 20 ngàn [[hiệp sĩ|hiệp sỹ]]) và hành tiến bằng đường bộ đến Đất Thánh.<ref name="Phillips66">J. Phillips, ''The Fourth Crusade and the Sack of Constantinople'', 66</ref> Tuy nhiên, một số sử gia tin rằng đây là con số phóng đại, và lực lượng viễn chinh thực tế chỉ khoảng 15 ngàn chiến binh, với khoảng 3 ngàn hiệp sỹ.<ref name="army">Konstam, ''Historical Atlas of the Crusades'', 162</ref>
 
Thập tự quân vượt qua các Vương quốc [[Hungary]], [[Serbia]] và [[Bulgaria]] rồi tiến vào lãnh thổ [[Đế quốc Đông La Mã|Đông La Mã]], đến [[Constantinopolis]] vào mùa thu năm 1189. Khi họ đến Hunary, Barbarossa thân hành mời một hoàng thân Hungary là Géza, em trai vua [[Béla III của Hungary]] tham gia cuộc Thập tự chinh, vì vậy 2.000 quân Hungary dưới sự chỉ huy của hoàng thân Géza hợp binh với quân Đức. Quân Tây Âu tiến sâu vào nội địa [[Tiểu Á]] (nơi họ giành thắng lợi và hạ được các thành [[Aksehir]], [[Konya]]), rồi tiến vào vương quốc [[Cilicia]] của người [[Armenia]]. Cuộc tiến quân của cánh quân lớn này khiến cho [[Ṣalāḥ ad-Dīn|Saladin]] và các thủ lĩnh Hồi giáo khác hết sức lo lắng, và họ bắt đầu hội binh để chặn quân của Barbarossa.
Dòng 96:
== Trong văn hóa ==
[[Tập tin:Barbarossa01.jpg|nhỏ|trái|220px|Friedrich phái tiểu đồng ra xem bầy quạ có còn bay lượn không]]
Đương thời, Barbarossa là vị quân vương được kính nể nhất trong thế giới Ki-tô giáo phương Tây.<ref>Donald S. Detwiler, ''Germany: A Short History'', trang 38</ref> Ông được thần dân yêu mến đến mức người ta truyền tụng rằng: ''"Nước Đức và Friedrich Barbarossa là một thứ nằm trong những con [[tim]] người Đức"''.<ref name="haaren115"/> Ông trở thành là trung tâm của rất nhiều huyền thoại, trong đó có truyền thuyết về vị vua ngự trong núi, giống như truyền thuyết cổ hơn của nước [[Anh]] về [[vua Arthur]] và [[Bendigeidfrân]]. Truyền thuyết kể rằng ông không chết, mà ngủ trong một hang động tại vùng núi [[Kyffhäuser]] tại [[Thüringen]], hay đỉnh [[Untersberg]] ở [[Bayern]], Đức, cùng với các hiệp sỹ của mình, và rằng bầy quạ sẽ ngừng bay xung quanh núi một khi ông thức giấc, và đưa nước Đức trở lại thời kỳ hoàng kim như xưa cũ. Theo truyền thuyết này, bộ râu đỏ của ông mọc dài tới cái bàn mà ông ngồi. Đôi mắt của ông lim dim như đang ngủ, nhưng thi thoảng ông lại phẩy tay, sai chú tiểu đồng ra xem bầy quạ đã ngưng bay chưa.<ref>Brown, R. A., p. 172, ibid.</ref> Một thuyết tương tự, bối cảnh tại Sicilia, được gán cho cháu nội ông là [[Friedrich II của đế quốc La Mã Thần thánh|Friedrich II, Hoàng đế Đế quốc La Mã thần thánh]].<ref>[[Ernst Hartwig Kantorowicz|Kantorowicz]], ''Frederick II''; last chapter</ref>
 
Một huyền thoại khác kể rằng khi Friedrich Barbarossa chuẩn bị đánh chiếm thành [[Milano]] năm 1158, vợ ông là hoàng hậu Béatrice bị người Milano bắt giữ, và bị dong qua thành phố trên lưng lừa để biêu riếu. Theo nguồn này, để rửa hận, ông buộc giới chức thành này phải dùng răng để lấy hạt quả sung từ hậu môn một [[Lừa|con lừa]]<ref>Walford, Edward, John Charles Cox, and George Latimer Apperson. "Digit Folklore part II". ''The Antiquary: A Magazine Devoted to the Study of the Past'' 1885 Volume XI: January-June.</ref> Một nguồn khác thì cho rằng ông buộc tất cả đàn ông trong thành phố phải ngậm phân lừa. Người ta nói rằng hình phạt này là nguồn gốc của động tác sỉ nhục đặt ngón cái giữa ngón trỏ và ngón giữa, với bàn tay nắm chặt.<ref>Novobatzky, Peter and Ammon Shea. ''Depraved and Insulting English''. Orlando: Harcourt, 2001</ref>