Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo hoàng Calixtô I”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa lỗi chính tả, replaced: Giáo Hội → Giáo hội (2), NXB → Nhà xuất bản, Văn Hóa → Văn hóa using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
{{Infobox Pope|
name=Thánh Calixtô I, giáo<br /> Giáo hoàng|
image=CalixtusI.jpg|
birth_name=Callixtus hoặc Callistus|
Dòng 14:
 
'''Calixtô I''' ([[Latinh]]: ''Callistus I''), năm sinh và nơi sinh của ông không được xác định tuy nhiên một số nguồn cho rằng ông sinh tại [[Roma]] và mất vào năm 222. Ông là vị [[Giáo hoàng]] thứ 16. Niên giám [[Tòa Thánh]] năm 1861 cho rằng ông lên ngôi năm 218 và ở ngôi 4 năm<ref>[http://books.google.com.vn/books?id=NB5Slx3OwHcC&pg=PA95&dq=Annuario+Pontificio&hl=vi&sa=X&ei=590QUuTWLsjs2wXOhoDwAg&ved=0CEUQ6AEwAw#v=onepage&q=Annuario%20Pontificio&f=false Annuario pontificio 1806, Google sách]</ref>. Niên giám năm 2003 xác định triều đại của ông bắt đầu năm 217 và kết thúc vào năm 222 trong triều đại của hoàng đế Heliogabalus và Alexander Severus. Ông đã tử vì đạo cho niềm tin Cơ Đốc giáo của mình và được công nhận như một vị thánh của Nhà thờ Công giáo. Tên ông trong tiếng Hy lạp có nghĩa là "đẹp nhất" (kallistos).
 
==Tiểu sử==
Chúng ta có được những dữ kiện xác thực về vị thánh này là từ người thù địch với ông, đó là Thánh Hippolytus. Hippolytus (170-235), môn đệ thánh Ireneô, là một linh mục sống ở Rôma. Hippolytus, tác giả của cuốn ''Bác bỏ các lạc thuyết'' (Philosophumera) cho rằng Callistus sinh năm 155 từ một dòng tộc những người nô lệ gốc Hy lạp trong đám gia nhân của triều đình Rôma, sống ở khu Trastêvêrê. Ông đã làm việc phục vụ cho một công chức cao cấp của Hoàng đế Cômmôđô, tên là Carpôphôrê, cũng là Ki tô hữu. Ông được giao cho công việc giữ tiền của chủ. Trong quan hệ công việc với cộng đoàn Do thái của Rôma, ông đã làm những việc xấu xa, đánh mất tiền. Ông bỏ trốn cuối cùng bị bắt và bị nhốt vào ngục tối. Đối với Hippolytus thì ông là "một người tham lam, một người hám của, một kẻ bại hoại". Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý rằng chính Hippolytus đã là ứng cử viên kế vị Zêphyrino.