Khác biệt giữa bản sửa đổi của “William IV của Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 64:
}}
 
'''William IV''' (William Henry; [[21 tháng 8]], [[1765]] – [[20 tháng 6]], [[1837]]) là Vua của [[Liên hiệp nước Anh thống nhất và Ireland]] và [[Vua của Hanover|Vua của Hanover]] từ [[26 tháng 6]] năm [[1830]] cho đến khi ông qua đời. Là đệ tamhoàng tử thứ ba của [[George III của Liên hiệp Anh và Ireland|George III]] và là em trai và người thừa kế của vua [[George IV của Liên hiệp Anh và Ireland|George IV]], ông là vị vua cuối cùng và áp chót của nhà Hanover ở Anh quốc.
 
William phục vụ trong [[Hải quân hoàng gia]] vào thời trẻ và có thường được gọi, cả trong và sau thời gian cai trị, với biệt danh là "Ông vua lính thủy".<ref>{{cite news | title = Scots Greys | last = Staff writer | date = 25 January 1831 |work=The Times | location = UK | page = 3 | quote = ...they will have the additional honour of attending our "Sailor King"... }}</ref><ref>{{cite news | title = Will of his late Majesty William IV | last = Staff writer | date = 29 June 1837 |work=The Times | location = UK | page = 5 | quote = ...ever since the accession of our sailor King... }}</ref> Ông từng đóng quân ở [[Bắc Mỹ]] và [[Caribbean]]. Năm [[1789]], ông được tấn phong [[Công tước Clarence và St Andrews]]. Bởi vì hai vị hoàng huynh đều chết mà không còn một người con hợp pháp nào, nên chiếu theo Đạo luật Kế vị, William lên kế vị ngai vàng khi đã 64 tuổi. Triều đại của ông chứng kiến nhiều cải cách: the [[luật tế bần]] được ban hành, [[lao động trẻ em]] bị hạn chế, [[Đạo luật bãi bỏ chế độ nô lệ 1833|chế độ nô lệ bị bãi bỏ]] gần như trong toàn bộ [[đế quốc Anh]], và hệ thống bầu cử ở Anh được điều chỉnh lại bởi [[Đạo luật cải cách 1832]]. Mặc dù William không tham gia vào chính trị nhiều như hoàng phụ và hòang huynh, nhưng ông là vị quân vương cuối cùng ở Anh cho đến hiện nay bổ nhiệm thủ tướng trái với ý muốn của Nghị viện. Thông qua hoàng đệ là [[Hoàng tử Adolphus, Công tước Cambridge]], [[phó vương]] của Hanover, ông ban cho tiểu vương quốc Đức này một bản hiến pháp tồn tại ngắn ngủi.
Dòng 145:
 
Năm [[1833]], William kí một bản Hiến pháp mới cho Hanover, trao quyền cho tầng lớp trung lưu, ban quyền lực hạn chế cho các tầng lớp thấp hơn, và tăng thêm vai trò cho Nghị viện Hanover. Hiến pháp bị thu hồi sau cái chết của William bởi vị vua mới, cũng là em trai William, [[Ernest Augustus I của Hanover|Ernest Augustus]].
 
=== Cuối đời ===
[[File:King William IV by Sir David Wilkie.jpg|thumb|upright|Chân dung vẽ bởi [[David Wilkie (họa sĩ)|Sir David Wilkie]], [[1837]].]]
Trong thời gian còn lại của triều đại, William chỉ can thiệp trực tiếp vào chính trị có một lần, năm [[1834]], khi ông trở thành quân vương Anh cuối cùng (đến hôm nay) chọn một Thủ tướng không theo ý muốn của Nghị viện. Năm [[1834]], Chính phủ đối mặt với sự phản đối của quần chúng và Lãnh chúa Grey đã nghỉ hưu; [[Bộ trưởng Nội vụ]], [[William Lamb, Tử tước Melbourne thứ hai]], thay thế ông ta. Lãnh chúa Melbourne giữ lại hầu hết các thành viên chính phủ, và các bộ trưởng của ông chiếm đa số tại Hạ viện. Một vài thành viên của Chính phủ, tuy nhiên, rất ghét Nhà vua, và ngày càng nhiều chính trị gia cánh tả có liên quan đến ông. Năm trước Grey đã thúc đẩy việc thông qua một dự luật cải cách Tin Lành đối với [[Giáo hội Ireland]]. Giáo hội thu thuế 1/10 trên đất nước Ireland, và nhiều giám mục trở nên giàu có. Tuy nhiên, hầu như không có tới 1/8 người dân Ireland là hội viên của Giáo hội Ireland. Trong một số giáo xứ, không có thành viên nào của Giáo hội Ireland, nhưng ở đó vẫn có một linh mục trả tiền cho 1/10 thu nhập từ những người Công giáo và Trưởng lão, dẫn đến việc dư dả và các linh mục sống trong cảnh xa hoa nhàn rỗi. Dự luật của Grey giảm một nửa số giám mục, bãi bỏ một số viên chức ngồi không ăn lương và xét lại toàn bộ hệ thống đánh thuế thập phân. Vấn đề tiếp theo là việc chiếm các khoản thu thặng dư của Giáo hội Ireland đã được nêu lên bởi các thành viên cấp tiến trong Chính phủ, bao gồm [[John Russell, Bá tước Russell thứ nhất|Lãnh chúa John Russell]].<ref>Ziegler, tr. 242–255.</ref> Nhà vua đặc biệt ghét Russell, gọi ông là "một đảng viên Cấp tiến nhỏ bé và nguy hiểm."<ref>Molloy, tr. 326.</ref>
 
[[File:William4coin.jpg|thumb|left|upright|[[Nửa mặt (xu Anh)|Tiền nửa mặt]] in hình William IV, 1836. Dòng chữ được in là GULIELMUS IIII D(EI) G(RATIA) BRITANNIAR(UM) REX [[Fidei defensor|F(IDEI) D(EFENSOR)]] (William IV bởi Ân điển của Chúa vua của người Anh, [[Người Bảo vệ Đức tin]]]]
[[File:William IV in 1837 by his daughter Sophia.jpg|thumb|upright|left|William IV được vẽ bởi con gái ông, [[Sophia Sidney, Nữ Nam tước De L'Isle và Dudley|Sophia de L'Isle and Dudley]] đầu năm [[1837]]]]
Tháng 11 năm [[1834]], [[Người Lãnh đạo Hạ viện]] và [[Quan Thượng thư Bộ Tài chính]], [[John Charles Spencer, Bá tước Spencer thứ ba|John Charles Spencer, Tử tước Althorp]], được thế tục vào hàng khanh tướng, do đó ông ta bị loại khỏi Hạ viện chuyển sang Thượng viện. Melbourne được bổ nhiệm làm lãnh đạo mới của Hạ viện và Đại Pháp quan (người theo phong tục từ lâu, phải có xuất thân từ Hạ viện), nhưng ứng cử viên duy nhất mà Melbourne thấy là phù hợp để thế chỗ Althorp lãnh đạo Hạ viện là Lãnh chúa John Russell, người mà William (và nhiều người khác) thấy là không thể chấp nhận vì quan điểm chính trị cấp tiến của ông ta. William tuyên bố rằng Chính phủ nội các đã suy yếu không phục hồi và dùng việc loại bỏ Lãnh chúa Althorp— người đã tuyên bố rằng ông sẽ không tham gia chính trị nữa khi trở thành khanh tướng<ref>Somerset, tr. 187.</ref>— làm cái cớ để sa thải toàn bộ nội các. Với sự ra đi của Lãnh chúa Melbourne, William trao quyền cho thành viên Bảo thủ, [[Robert Peel|Sir Robert Peel]]. Khi Peel đang ở Ý, Công tước Wellington được tạm thời bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ.<ref>Ziegler, tr. 256–257.</ref> Khi Peel trở lại và tự mình lãnh đạo nội các, ông cảm thấy không thể chi phối nội các được vì phần lớn thành viên Hạ viện là người đảng Whig. Do đó, Nghị viện bị giải tán buộc phải có [[Tổng tuyển cử Anh, 1835|cuộc bầu cử mới]]. Mặc dù đảng Bảo thủ giành được nhiều ghế hơn [[Tổng tuyển cử Anh, 1832|cuộc bầu cử trước]], họ vẫn chỉ chiếm thiểu số. Peel tại chức vài tháng rồi từ chức sau một loạt thất bại trước Nghị viện. Lãnh chúa Melbourne được phục chức Thủ tướng Chính phủ, giữ chức này trong suốt những năm cuối triều William, và nhà vua bị buộc phải chấp nhận Russell lãnh đạo Hạ viện.<ref>Ziegler, tr. 261–267.</ref>
 
Nhà vua có quan hệ tốt với lãnh chúa Melbourne. Chính phủ của Melbourne đề xuất thêm những ý tưởng về một nền dân chủ quy mô hơn nữa, chẳng hạn như là trao quyền chi [[Hội đồng Lập pháp Lower Canada]], điều gây báo động lớn với nhà vua, ông vốn sợ điều này sẽ dẫn đến việc mất [[thuộc địa]].<ref>Ziegler, tr. 274.</ref> Lúc đầu, nhà vua kiên quyết phản đối những đề xuất này. William thốt lên với [[Archibald Acheson, Bá tước Gosford thứ hai|Lãnh chúa Gosford]], Tổng Thống đốc được bổ nhiệm của Canada: "Tâm trí của khanh đang ở Canada&nbsp;... tâm trí của trẫm, bọn Lãnh chúa của trẫm, chính phủ không phải chính phủ của trẫm, chúng sẽ được chăm sóc tốt hơn hoặc bởi Chúa, Trẫm sẽ luận tội chúng."<ref>Somerset, tr. 202.</ref> Khi con trai của William Augustus FitzClarence hỏi thăm nhà vua liệu ông sẽ đi giải trí trong tuần lễ Ascot, William ủ rũ đáp lại, "Phụ hoàng không có một bữa ăn tối nào mà không mời các đại thần, và trẫm muốn nhìn thấy quỷ hơn là thấy bất cứ ai trong số chúng ở nhà trẫm."<ref name=Somerset200>Somerset, tr. 200.</ref> Tuy vậy, William chấp nhận cải cách nội các.<ref>Allen, tr. 221–222.</ref> Mặc dù có nhiều bất đồng với Melbourne, nhà vua đã viết thư chúc mừng nồng nhiệt Thủ tướng khi ông ta giành chiến thắng trong vụ án ngoại tình chống lại ông ta liên quan đến Lady [[Caroline Norton]]—ông đã từ chối cho phép Melbourne từ chức khi vụ kiện được đưa ra lần đầu.<ref>Somerset, tr. 204.</ref> Nhà vua và Thủ tướng cuối cùng đã tìm thất một ''modus vivendi''; Melbourne dùng sự khéo léo và kiên quyết khi kêu gọi việc gì; trong khi William nhận ra rằng quan điểm chính trị của quan Tể tướng của ông ít cấp tiến hơn nhiều so với những gì ông lo sợ.<ref name=Somerset200/>
 
Cả Nhà vua và Hoàng hầu đều yêu quý đứa cháu gái, [[Nữ hoàng Victoria|Công chúa Victoria xứ Kent]]. Nỗ lực của họ để có quan hệ gắn bó với cô bé đã thất bại vì mâu thuẫn giữa nhà vua và [[Công nương Victoria của Saxe-Coburg-Saalfeld|Công nương xứ Kent]], mẹ góa của tiểu công chúa. Nhà vua, tức giận với những gì mà ông cho là thiếu tôn trọng mà Công nương xứ Kent dành cho vợ ông, nắm lấy cơ hội vào ngày sinh nhật lần cuối của ông vào tháng 8 năm [[1836]]. Phát biểu với tất cả mọi người trong bữa tiệc, bao gồm Công nương và Công chúa Victoria, William bày tỏ hi vọng của ông rằng ông muốn sống đến khi Công chúa Victoria đủ 18 tuổi để Công nương xứ Kent không bao giờ được làm nhiếp chính. Ông nói, "Trẫm tin vào Chúa rằng cuộc sống của trẫm có thể kéo dài hơn 9 tháng nữa&nbsp;... Sau đó trẫm sẽ hài lòng mà để lại quyền lực Hoàng gia cho một người ở đây, đó là cô gái trẻ kia, người thừa kế chính thức của ngai vàng, và không phải là trong tay một người đang ở gần nữa, cái người bị bao quanh bởi các cố vấn độc ác và bà ta không đủ năng lực để hành động với sự đúng mực trên cương vị mà bà ta được đặt vào."<ref>Somerset, tr. 209.</ref> Bài phát biểu gây sốc với mọi người, Victoria bất khóc, trong khi mẹ cô ngồi im lặng và khó khăn lắm người ta mới thuyết phục được không rời khỏi ngay sau bữa ăn tối (hai người trở về vào hôm sau). Cơn giận của William góp phần củng cố cái nhìn của Victoria về ông "một ông già tốt bụng, dù là lập dị và kì cục".<ref>Allen, tr. 225.</ref> William đã sống qua thời điểm đó, mặc dù căn bệnh đã giết chết ông, vào một tháng sau khi Victoria đủ tuổi. "Ông già đáng thương!", Victoria viết về cái chết của ông, "Cháu thấy có lỗi với ông ấy; bản thân ông ấy rất tử tế với cháu."<ref>Victoria viết thư cho Leopold, [[19 tháng 6]], [[1837]], trích dẫn trong Ziegler, tr. 290.</ref>
 
William đã gặp "rất nhiều sửng sốt và xúc động" bởi cái chết của Hoàng trưởng nữa, [[Sophia Sidney, Nữ Nam tước De L'Isle và Dudley|Sophia, Lady de L'Isle và Dudley]], khi sinh con vào tháng 4 năm [[1837]].<ref>Sir Herbert Taylor trích dẫn trong Ziegler, tr. 287.</ref> Một bức tranh phác họa bằng màu nước của chính hoàng nữ lúc cô mang thai vào đầu năm [[1837]] đã cho thấy sự suy nhược của nhà vua.
 
William và con trai trưởng của ông, [[George FitzClarence, Bá tước Munster thứ nhất|George, Bá tước Munster]], đã không nhìn mặt nhau, nhưng William hi vọng rằng bức thư chia buồn từ Munster là dấu hiệu cho sự hòa giải. Hi vọng của ông bất thành và Munster, vẫn nghĩ rằng ông không đưa cho anh ta đủ tiền hay sự bảo trợ, vẫn cay đắng đến cùng.<ref>Ziegler, tr. 287.</ref>
 
Hoàng hậu Adelaide tận tình chăm sóc William vào những ngày cuối, chính bà không đi ngủ trong hơn 10 ngày.<ref>Ziegler, tr. 289.</ref> William IV băng hà vào nửa đêm đầu buổi sáng ngày [[20 tháng 6]] năm [[1837]] tại [[Lâu đài Windsor]], cũng là nơi ông được an táng. Vì ông không có con hợp pháp sống sót, Vương miện của Anh quốc được giao cho Công chúa Victoria xứ Kent, người con gái duy nhất của [[Edward Augustus, Công tước Kent]], Tứ Bối lặc của vua George III. Theo [[Đạo luật Salic]], phụ nữ không được cai trị Hanover, do đó vương miện Hanover được giao cho Ngũ Bối lặc, [[Ernest Augustus I của Hanover|Ernest Augustus, Công tước Cumberland]]. Do đó cái chết của William đã chấm dứt luôn [[liên minh cá nhân]] Anh và Hanover, tồn tại từ năm [[1714]]. Những người hưởng hoa lợi từ bản chúc thư của ông là tám người con còn sống với Quý bà Mrs. Jordan.<ref name="dnb" /> Mặc dù William IV không phải là tổ tiên trực hệ của các vị vua Anh sau này, ông cũng có nhiều con cháu nổi tiếng là hậu duệ của những đứa con với bà Jordan, bao gồm đương kim Thủ tướng [[David Cameron]],<ref>{{cite news | first = Andrew | last = Price | title = Cameron's royal link makes him a true blue | url = http://www.timesonline.co.uk/tol/news/politics/article745903.ece | date = 5 December 2005 |work=The Times | location = UK | accessdate = 23 August 2008 }}</ref> TV presenter [[Adam Hart-Davis]], author and statesman [[Duff Cooper]],<ref>{{cite news | title=Family detective: Adam Hart-Davis | date = 5 January 2008 | url = http://www.telegraph.co.uk/women/mother-tongue/familyhistory/3355487/Family-detective-Adam-Hart-Davis.html | work = The Daily Telegraph | location = UK | accessdate = 23 August 2008 | first = Nick | last = Barratt }}</ref> and the [[Alexander Duff, 1st Duke of Fife|first Duke of Fife]], who married Queen Victoria's granddaughter [[Louise, Princess Royal and Duchess of Fife|Louise]].
 
== Huy hiệu, danh hiệu ==