Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiền Tần”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AlphamaEditor
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 58:
Ngay khi lên ngôi, Phù Kiện đã phải đối phó với cuộc bắc phạt của Đông Tấn.
 
Năm 351, đại tướng [[Hoàn Ôn]] của Đông Tấn sau khi diệt nước [[Thành Hán]] của Lý Thế lại mang quân đánh Tần. Phù Kiện biết thế mình yếu hơn nên bỏ [[TràngTrường An]] chạy, nhưng ông lại dùng kế "vườn không nhà trống", đốt hết lúa ngoài đồng khiến quân Tấn bị đói. Hoàn Ôn đi đánh đường xa, vốn định trông vào lúa ở nước Tần, không ngờ ngoài đồng trơ trụi. Sau vài tháng, quân Hoàn Ôn bị thiếu lương, đường xa không tiếp tế kịp, buộc phải rút quân về. Phù Kiện thúc quân đuổi theo, giết được hơn vạn quân Tấn, nhưng thái tử Phù Tràng bị trúng tên tử trận.
 
Tạm yên mặt nam, lại nghe tin Thạch Chi bị Nhiễm Mẫn tiêu diệt, dứt nước Hậu Triệu, Phù Kiện tấn công về phía đông, tranh giành đất cũ của [[Hậu Triệu]] và [[Nhiễm Ngụy]] với Tiền Yên. Nhân lúc Nhiễm Mẫn bị vua Yên là Mộ Dung Tuấn đánh bại và bắt giết, Phù Kiện ra sức đông tiến. Về cơ bản, sau năm 352, trung nguyên nằm trong tay Tiền Tần và Tiền Yên, phía bắc xa xôi là [[Đại (nước)|Bắc Đại]], phía tây xa xôi là Tây Lương (Tiền Lương).
Dòng 154:
Nghe tin các tướng họ Mộ Dung phục quốc, Tân Hưng hầu Mộ Dung Vĩ (nguyên Tiền Yên U đế) cũng ngầm tập hợp lực lượng liên kết để phản Tiền Tần. Mưu lộ ra, Phù Kiên tức giận bèn giết chết Vĩ.
 
Hai nước Tây Yên và Hậu Tần liền kề với đất Tiền Tần nên xung đột xảy ra ác liệt. Phù Kiên phải đụng độ cả với quân Hậu Tần lẫn Tây Yên. Năm 385, ông bị quân Tây Yên của Mộ Dung Xung (em trai Mộ dung Hoằng, con của Mộ dung Tuấn) kéo đến đánh, vây hãm ở TràngTrường An. Phù Kiên bí thế, phải phá vây ra ngoài. Cùng lúc đó quân Hậu Tần của Diêu Tràng thừa cơ đón bắt được ông. Tràng muốn ông làm lễ nhường ngôi, Phù Kiên không chịu. Tràng bèn mang ông vào chùa ở Tân Bình thắt cổ chết. Năm đó Phù Kiên 48 tuổi.
 
===Sức tàn lực kiệt===
Một số triều thần sót lại của Tiền Tần ở Nghiệp Thành lập con Kiên là Phù Phi lên ngôi, tức là Tần Bình Đế. Lực lượng quân Tiền Tần ở Nghiệp Thành còn không được bao nhiêu. Vua Tây Yên là Mộ Dung Xung lại mang quân đánh Nghiệp Thành, hạ thành, giết chết Phù Phi.
 
Chính trong nội bộ các quốc gia ly khai Tiền Tần cũng vô cùng rối ren. Nước Tây Yên từ năm 384 đến 386 liên tục đổi chủ, họ Mộ Dung chém giết lẫn nhau. Cuối cùng, năm 386, Mộ Dung Vĩnh giành được ngôi vua. Nhưng lúc đó Tây Yên đã suy yếu, bị mất [[TràngTrường An]] vào tay Hậu Tần.
 
Năm 386, nghe tin Phù Phi chết, cháu họ của Phù Kiên là Phù Đăng làm thứ sử Ung châu bèn xưng làm vua, tức là Tiền Tần Cao Đế. Các vua Tiền Tần nối đời kế tục nhau chiến tranh với Hậu Tần của Diêu Tràng trong nhiều năm, nhưng cuối cùng đều bị cha con Diêu Tràng - Diêu Hưng đánh bại.