Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôn Tẫn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{chú thích trong bài}}'''Tôn Tẫn''' (孫臏, khoảng thế kỷ 4 TCN), người nước [[Tề (nước)|Tề]], là một quân sư, một nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng thời [[Chiến Quốc]]. Tương truyền, Tôn Tẫn là cháu của [[Tôn Vũ|Tôn Tử]], cùng với [[Bàng Quyên]] là học trò môn binh pháp của [[Quỷ Cốc Tử]] (ngoài Tẫn và Quyên, học trò Quỷ Cốc Tử Vương Hủ còn có [[Tô Tần]] và [[Trương Nghi]] học môn du thuyết).
 
== Tiểu sử ==
Bàng Quyên là bạn học với Tôn Tẫn, vì ham công danh phú quý nên xin Quỷ Cốc tiên sinh xuống núi trước để tìm công danh. Bàng Quyên làm tướng nước [[Ngụy (nước)|Ngụy]], vì ghen ghét tài học của Tôn Tẫn đã mượn pháp luật mà trị tội chặt 2 chân, chạm vào mặt để Tẫn phải giấu mình không lộ diện. Sứ giả nước Tề đến đất Lương (Ngụy), Tôn Tẫn lén gặp thuyết phục sứ giả. Sứ giả nước Tề cho là kỳ lạ bèn mang trộm Tôn Tẫn lên xe về Tề. Tướng Tề là [[Điền Kỵ]] phục tài, tâu với [[Tề Uy vương|Tề Uy Vương]] phong Tẫn làm thầy, cùng với Kỵ đem quân đánh Nguỵ. Tẫn ngồi trong xe kín, bày mưu kế cho Kỵ đánh Nguỵ phải kiệt quệ.
 
=== Bị hại ===
Mười ba năm sau, Nguỵ và [[Triệu (nước)|Triệu]] đánh [[Hàn (nước)|Hàn]]. Hàn cáo cấp với Tề, Tề lại sai Điền Kỵ làm tướng, Tôn Tẫn làm quân sư đi cứu Hàn. Tôn Tẫn dùng kế "vây Ngụy cứu Hàn" khiến cho tướng Ngụy là Bàng Quyên nghe vậy phải rời bỏ Hàn quay về. Tẫn lại dùng kế giảm số bếp trong quân lừa Bàng Quyên đuổi theo, rồi sau đó sai quân cung nỏ mai phục hai bên đường Mã Lăng, lấy một khúc gỗ to cạo sạch vỏ, lấy than khắc lên dòng chữ: "Bàng Quyên sẽ chết dưới cây này". Sau đó dặn quân lính hễ thấy ánh lửa nổi lên là bắn thẳng vào chỗ đó. Bàng Quyên đuổi đến nơi, thấy có chữ bèn sai quân thắp đuốc lên để đọc. Quyên đọc xong, thất kinh vội sai quân rút nhưng đã muộn. Quân Tề mai phục thấy ánh lửa đốt lên vội bắn như mưa về phía đó. Bàng Quyên bị tên bắn ngã ngựa, sợ bị quân Tề làm nhục vội rút gươm tự tử".
Trong sách ''[[Sử ký Tư Mã Thiên]]'' thiên ''Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện'' có ghi:
 
Bàng Quyên cùng học binh pháp với Tôn Tẫn. Sau khi học xong, Bàng Quyên vì ham công danh phú quý nên xin Quỷ Cốc tiên sinh xuống núi trước để tìm công danh, được làm quan [[Ngụy (nước)|nước Ngụy]]. Tuy nhiên ông tự cho rằng mình không giỏi bằng Tôn Tẫn, con cháu của vị tướng nổi tiếng [[Tôn Vũ]]. Để triệt hạ bạn học, Bàng Quyên cho người mời Tôn Tẫn đến nước Ngụy rồi vu tội cho khiến Tôn Tẫn bị chặt xương hai đầu gối và bị thích lên mặt để Tôn Tẫn phải giấu mình không thể ra làm tướng. Cái tên Tẫn (臏, hình phạt chặt xương đầu gối)<ref>[http://www.vietnamtudien.org/hanviet/hv_timchu.php?unichar=%E8%87%8F Hán Việt từ điển trích dẫn]</ref> của Tôn chính là xuất phát từ sự kiện này.<ref>{{chú thích sách|url=http://books.google.com/books?id=k9jNwaVUFoQC&pg=RA1-PA36&dq=Pang+Juan&as_brr=3&ei=sQrkSvHFCYKCzgS2kKGTDA&hl=fr#v=onepage&q=Pang%20Juan&f=false|pages=136|title=Executive EQ: emotional intelligence in leadership and organizations|author=Robert K. Cooper, Ayman Sawaf|year=1998|isbn=0399524045|publisher=Perigee}}</ref>
Chiến thuật mai phục của Tôn Tẫn ở Mã Lăng có thể coi là ví dụ nổi tiếng nhất của câu nói "Dĩ lợi động chi, dĩ tốt đãi chi" (以利動之,以卒待之, dùng lợi mà dụ địch tiến, trọng binh mai phục quân thù) trong sách ''[[Binh pháp Tôn Tử]]''. Hai kế ''Vây Ngụy cứu Hàn'' và ''rút bếp'' của Tôn Tẫn sau này cũng trở nên nổi tiếng, [[Gia Cát Lượng]] từng sử dụng một biến thể của kế ''rút bếp'' là kế ''thêm bếp'' để ngăn quân [[Tư Mã Ý]] đuổi theo.
 
=== Sang nước Tề ===
Năm [[366 TCN]], biết tin sứ giả [[Tề (nước)|nước Tề]] đến đất Lương thuộc [[Ngụy (nước)|nước Ngụy]], Tôn Tẫn lén tới thuyết phục sứ giả. Sứ giả nước Tề cho là kỳ lạ bèn mang trộm Tôn Tẫn lên xe về Tề. Tẫn trở thành thượng khách của tướng quốc [[Điền Kỵ]]. Tướng Tề là [[Điền Kỵ]] phục tài, tâu với [[Tề Uy vương|Tề Uy Vương]] phong Tẫn làm thầy.
 
=== Trận Quế Lăng ===
Năm [[353 TCN]], Bàng Quyên được [[Ngụy Huệ Thành vương|Ngụy Huệ vương]] giao chức đại tướng cầm quân đi đánh [[Triệu (nước)|nước Triệu]]. Vua Triệu phải cầu cứu nước Tề.
 
Nghe theo kế ''"vây Ngụy cứu Triệu"'' (圍魏救趙) của Tôn Tẫn, Điền Kỵ thay vì cứu Triệu lại dẫn quân tức tốc tiến thẳng đến kinh đô [[Đại Lương]] của nước Ngụy, buộc Bàng Quyên phải bỏ việc tấn công Triệu để quay về cứu nước rồi bị quân Điền Kỵ đánh cho đại bại trong [[trận Quế Lăng]]. Sau khi bắt được Bàng Quyên, Tôn Tẫn vì nể tình bạn học xưa nên đã tha chết cho Bàng Quyên mà còn thả ông quay về nước Ngụy. Chương 1 cuốn ''[[Binh pháp Tôn Tẫn|Tôn Tẫn binh pháp]]'', tác phẩm binh pháp của Tôn Tẫn được dành để nói về các sự kiện xoay quanh cuộc đối đầu giữa Tôn Tẫn và Bàng Quyên ở trận Quế Lăng.<ref>{{chú thích sách|url=http://books.google.com/books?id=gxZ__SP_HJ0C&pg=PA91&dq=Pang+Juan&as_brr=3&ei=sQrkSvHFCYKCzgS2kKGTDA&hl=fr#v=onepage&q=Pang%20Juan&f=false|title=Sun Bin: the art of warfare: a translation of the classic Chinese work of philosophy and strategy|pages=91|publisher=SUNY Press|year=2003|isbn=0791454967|author=Bin Sun, Dim Cheuk Lau, Roger T. Ames}}</ref>
 
[[Sử Ký (định hướng)|Sử ký]] chỉ nhắc tới việc Điền Kỵ đánh bại Bàng Quyên ở Quế Lăng, không đề cập việc Bàng Quyên bị bắt trong trận này. Tiểu thuyết ''[[Đông Chu liệt quốc]]'' đã mô tả câu chuyện giữa Bàng Quyên và [[Tôn Tẫn]] trong hồi 88: "Tôn Tẫn giả điên thoát nạn, Bàng Quyên bại trận Quế Lăng".
 
=== Trận Mã Lăng ===
Tới năm [[341 TCN]],<ref>{{chú thích sách|url=http://books.google.com/books?id=hTQcNMz69KsC&pg=PA6&dq=Pang+Juan&as_brr=3&ei=sQrkSvHFCYKCzgS2kKGTDA&hl=fr#v=onepage&q=Pang%20Juan&f=false|title=The art of war - Translations from the Asian classics|author=Sunzi, Sun Zi, Victor H. Mair|year=2007|isbn=0231133820|publisher=Columbia University Press|pages=6}}</ref> Ngụy vương một lần nữa sai Bàng Quyên đem quân đánh Tề. Để lừa Bàng Quyên đuổi theo quân Tề, Tôn Tẫn dùng kế ''rút bếp'', theo đó cứ ngày hôm sau thì lại cho làm ít bếp ở doanh trại hơn so với ngày hôm trước, ngày đầu 10 vạn cái, ngày hôm sau còn 5 vạn cái và đến hôm sau nữa còn 3 vạn cái. Kế ''rút bếp'' khiến Bàng Quyên tưởng rằng quân Tề vì sợ hãi đã bỏ trốn quá nửa, vì vậy Bàng Quyên bỏ bộ binh, chỉ mang theo khinh binh thúc quân bất chấp mỏi mệt đuổi theo quân Tề ngày đêm.
 
Về phần mình, Tôn Tẫn trù tính trước sẽ đánh úp quân Ngụy ở đường Mã Lăng (馬陵, nay nằm ở Tây Nam [[Phạm (huyện)|huyện Phạm]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]), một con đường hẹp có hai bên vào hiểm trở, dễ mai phục, khó lui quân. Tôn Tẫn cho quân dùng cung tên mai phục cẩn thận ở Mã Lăng, lại cho sơn trắng cây trên đó có ghi chữ: "Bàng Quyên chết ở dưới cây này!". Quả nhiên Bàng Quyên cùng tinh binh bị lừa vào rọ lúc nửa đêm, đang lúc Bàng Quyên sai đốt lửa để đọc chữ thì Tôn Tẫn cho quân phục kích bắn tên tới tấp vào quân Ngụy, Bàng Quyên thấy thế cùng lực kiệt bèn tự đâm cổ chết, trước lúc chết còn than rằng:{{cquote|Thế là ta làm cái thằng ấy nổi danh!<br>遂叫豎子成名, Toại khiếu thụ tử thành danh}}Chiến thuật mai phục của Tôn Tẫn ở Mã Lăng có thể coi là ví dụ nổi tiếng nhất của câu nói "Dĩ lợi động chi, dĩ tốt đãi chi" (以利動之,以卒待之, dùng lợi mà dụ địch tiến, trọng binh mai phục quân thù) trong sách ''[[Binh pháp Tôn Tử]]''.
 
== Trong văn học ==
Chiến thuật mai phục của Tôn Tẫn ở Mã Lăng có thể coi là ví dụ nổi tiếng nhất của câu nói "Dĩ lợi động chi, dĩ tốt đãi chi" (以利動之,以卒待之, dùng lợi mà dụ địch tiến, trọng binh mai phục quân thù) trong sách ''[[Binh pháp Tôn Tử]]''. Hai kế ''Vây Ngụy cứu HànTriệu'' và ''rút bếp'' của Tôn Tẫn sau này cũng trở nên nổi tiếng, [[Gia Cát Lượng]] từng sử dụng một biến thể của kế ''rút bếp'' là kế ''thêm bếp'' để ngăn quân [[Tư Mã Ý]] đuổi theo.
 
Tiểu thuyết ''[[Đông Chu liệt quốc]]'' có câu chuyện về [[Tôn Tẫn]] từ hồi 87 đến hồi 89. Hồi 87 nói về thời gian hai người còn là học trò của [[Quỷ Cốc Tử]] mà [[Sử Ký (định hướng)|Sử ký]] không đề cập. Chuyện Bàng Quyên - Tôn Tẫn mà Sử ký chép được tác giả [[Phùng Mộng Long]] đề cập tương tự từ hồi 88 tới hồi 89.
 
==Xem thêm==