Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoạn quan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 42.113.158.241 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 116.109.8.60
n sửa chính tả 3, replaced: ái nữ → con gái (5) using AWB
Dòng 45:
:''Người thái giám lập tức được những "đao tử tượng" dìu đi quanh phòng trong hai ba giờ liền trước khi được quyền nằm nghỉ. Người đó vừa đau đớn, vừa khát nước nhưng không được ăn uống và tiểu tiện trong ba ngày. Sau ba ngày, vải băng được cởi ra và cái nút được rút ra và nếu bệnh nhân có thể đi tiểu được ngay thì vụ giải phẫu thành công và qua được thời kỳ nguy hiểm. Nếu người thái giám không tiểu tiện được có nghĩa là đường sinh thực khí đã bị thu hẹp hay bịt kín và chỉ còn đường chờ chết...''
 
Thế nhưng việc tĩnh thân để thành thái giám không phải chỉ trong việc cắt bỏ bộ phận sinh dục mà thôi. Có gia đình chuẩn bị việc cho con mình tương lai sẽ làm thái giám tử khi còn nhỏ. Một bà vú (bảo mẫu) thuê để đặc biệt chăm sóc cho đứa trẻ ngay từ khi còn nằm trong nôi. Bà vú này có một thủ thuật riêng, mỗi ngày ba lần nắn bóp dịch hoàn đứa trẻ khiến đứa bé đau đến khóc thét lên. Lực bóp cũng tăng thêm và cơ quan sinh dục của đứa bé dần dần bị hủy hoại. Khi lớn lên không những mất khả năng sinh dục mà [[dương vật]] còn teo dần khiến đứa trẻ có nhiều nữ tính, không có yết hầu, hai vú nhô cao, mông nở, giọng nói lanh lảnh, dáng điệu ẻo lả và trở thành "ái nam, áicon nữgái"
 
Năm [[1996]], [[Tôn Diệu Đình]] (孫耀庭 ''Sun Yaoting''), vị hoạn quan cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa qua đời, đặt dấu chấm hết cho hiện tượng hoạn quan của Trung Quốc.
Dòng 58:
Người hoạn quan thứ hai cũng rất tiếng tăm là Việp Quận công [[Hoàng Ngũ Phúc]] làm quan dưới đời vua [[Lê Hiển Tông]], đã cùng [[Phạm Đình Trọng]] dẹp yên hai cuộc khởi nghĩa của [[Nguyễn Hữu Cầu]] và [[Nguyễn Danh Phương]], khi về hưu được phong làm Quốc lão. Về sau ông đem đại quân đánh vào [[Cố đô Huế|Phú Xuân]], bắt được [[Trương Phúc Loan]] rồi trấn thủ [[Thuận Hóa]], chấm dứt một giai đoạn phân tranh Nam – Bắc kéo dài hơn 200 năm.
 
Người thứ ba là Tả quân [[Lê Văn Duyệt]] khai quốc công thần [[nhà Nguyễn|triều Nguyễn]] mà nay mộ của ông tại Bà Chiểu, [[Gia Định]] vẫn là một đền thờ được dân chúng chiêm bái gọi là Lăng Ông. Lê Văn Duyệt tuy cũng xuất thân hoạn quan nhưng ông bản chất là người [[ái nam áicon nữgái]] chứ không phải tự thiến để thành quan thị như Việt Quốc công Lý Thường Kiệt hay Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc.
 
Ở [[Việt Nam]], hoạn quan được ghi nhận là có từ thời [[nhà Lý]], đến triều Nguyễn, hoạn quan được chia làm năm trật:
Dòng 68:
* Cung phụng và Thừa biện Thái giám.
 
Việc kén chọn hoạn quan ưu tiên tuyển những trẻ em "ái nam áicon nữgái" do lệnh của triều đình. Người dân nào sinh con có khuyết tật đó được quan sở tại tới khám xét rồi làm sớ tâu lên. Cha mẹ đứa bé sẽ nuôi con đến lúc 13 tuổi, sau đó Bộ Lễ sẽ đưa vào cung tập sự hoạn quan. Làng nào có hoạn quan tiến cử được miễn binh lính, phu phen tạp dịch và cả sưu thuế. Nếu không có đủ số trẻ ái nam áicon nữgái, thanh niên nào tự nguyện thiến bộ phận sinh dục sẽ được tuyển chọn. Tuy nhiên, thái giám Việt Nam chỉ là một số nhỏ không được trọng vọng lại chỉ được làm những việc lặt vặt chưa thành hẳn một tầng lớp có ảnh hưởng như Trung Hoa. Theo chỉ dụ của vua [[Minh Mạng]], thái giám không được dự vào phẩm hàm hay quan chức triều đình và chỉ được hầu hạ trong cung mà thôi, cũng có thể nhà vua không muốn xảy ra việc hoạn quan chuyên quyền như Trung Hoa hay vì đố kỵ với Tả quân Lê Văn Duyệt trong vụ nổi loạn thành Phiên An. Tấm bia khắc là toàn văn bản dụ này nay vẫn còn trong Văn Miếu, [[Huế]]. Thái giám cũng có riêng một nghĩa trang trong khuôn viên [[chùa Từ Hiếu]], cách Huế khoảng 1 km theo hướng tây nam và vì thế chùa này còn được gọi là chùa Thái Giám.
 
Trong một số thời kỳ, nước Việt phải đem cống sang Tàu một số người tài giỏi, sau đó bị trở thành hoạn quan. Theo ''Hoàng Minh thông ký'', một hoạn quan người Việt là [[Nguyễn An]] đã vẽ kiểu tu tạo [[thành Bắc Kinh]] bao gồm 9 cửa, 2 cung, 3 điện, 5 phủ, công đường, nha môn 6 bộ và các trường xưởng nhà trạm. Ông làm quan trải năm đời vua [[nhà Minh|triều Minh]] là: [[Minh Thành Tổ|Thành Tổ]], [[Minh Nhân Tông|Nhân Tông]], [[Minh Tuyên Tông|Tuyên Tông]], [[Minh Anh Tông|Anh Tông]], và [[Minh Cảnh Tông|Cảnh Tông]], tính tình liêm khiết rất đáng kính trọng.
Dòng 111:
Tại một số di tích ở Ai Cập, người ta đã phát hiện được những hình ảnh về những người nô lệ bị hoạn nhằm phục vụ cho những phu nhân của các gia đình giàu có. Những dấu tích đó cho thấy hoạn quan đã từng tồn tại ở Ai Cập cách đây khoảng 4.000 năm. Theo hình luật của Vương quốc Assyrie – khu vực [[Lưỡng Hà]] ([[1450 TCN|1450]]–[[1250 TCN]]), nếu người chồng bắt được vợ mình đang ngoại tình với kẻ khác, anh ta có thể trừng phạt kẻ tình địch bằng cách thiến, biến thành hoạn quan.
 
Một số quốc gia khác thì có tập tục thiến những ca sinh có giọng cao (''tenor'') trong những ca đoàn tôn giáo để giữ cho những người này khỏi vỡ tiếng khi dậy thì. Những ca sinh đó gọi là ''castrati'' được tĩnh thân từ khi còn nhỏ vì người ta tin rằng giọng trong trẻo của họ sẽ khiến cho [[Thiên Chúa]] vừa lòng hơn những ca sinh pháiphcon nữgái, và vì thế trong thời Trung cổ phụ nữ không được gia nhập các ca đoàn này.
 
Tại [[Nga]], giáo phái tên là [[Bồ Câu Trắng]] (''White Dove''), hay còn gọi là giáo phái Skoptzy do Ssaliwanow sáng lập vào [[thế kỷ 18]], đã khuyến khích giáo đồ tự nguyện cắt bỏ bộ phận sinh dục, coi đó như là một hành vi dâng hiến cho Thiên Chúa. Phương pháp này áp dụng cho cả nam lẫn nữ tín đồ. Nam nhân có thể bị cắt cả sinh thực khí lẫn dịch hoàn hay chỉ một trong hai, còn đàn bà thì cắt bỏ [[tử cung]], [[ngoại âm thần]], [[nhũ hoa]] tùy theo mức độ trong sạch mà họ muốn. Những người cắt bỏ hoàn toàn bộ phận sinh dục được mang nhãn hiệu "người mang dấu ấn của Vương triều" (''Bearer of the Imperial Seal'')...