Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân lực Việt Nam Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Gangxanh (thảo luận | đóng góp)
n sửa chính tả 3, removed: __TOC__ using AWB
Dòng 26:
 
Khi Mỹ giảm viện trợ xuống còn 1,1 tỷ đô la vào năm 1974, nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa lâm vào cuộc khủng hoảng với [[lạm phát]] ở mức 200%<ref name="Andrew A. Wiest 1975">Andrew A. Wiest, The Vietnam War, 1956-1975, 2002, Osprey Publishing, tr. 80</ref>. Quân lực Việt Nam Cộng hòa vốn không được tổ chức thích hợp, sử dụng hỏa lực quá tốn kém lại cộng thêm nạn [[tham nhũng]] nên đã rơi vào tình trạng thiếu kinh phí để duy trì mức hoạt động như trước. Dù được trang bị rất tốt nhưng Quân lực Việt Nam Cộng hòa rơi vào tình trạng thiếu đạn dược, bảo trì, xăng dầu dẫn đến giảm hỏa lực và tính cơ động. Cùng với sự yếu ớt về tinh thần chiến đấu và những sai lầm từ cấp chỉ huy, chỉ sau 55 ngày đêm [[chiến dịch Mùa Xuân 1975]] của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]], Lực lượng quân đội với hơn 1 triệu quân này đã tan rã.<ref>Andrew A. Wiest, The Vietnam War, 1956-1975, 2002, Osprey Publishing, tr.80</ref>
__TOC__
 
==Quá trình phát triển==
Hàng 121 ⟶ 120:
Không chỉ giao chiến với Quân đội Nhân dân Việt Nam, quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng từng tham gia tranh chấp một số hòn đảo với [[Vương quốc Campuchia]], [[Philipine]], [[Đài Loan]] và [[Trung Quốc]]:
*Năm 1956, [[Đài Loan]] điều tàu đến đảo Ba Bình (là đảo lớn nhất tại thuộc [[quần đảo Trường Sa]]) khi đó thuộc quyền quản lý của quân lực Việt Nam Cộng hòa. Nhân dịp lễ Song Thập 10/10 cuả Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan), Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho quân Việt Nam Cộng hòa rút khỏi [[đảo Ba Bình]], Đài Loan giành quyền kiểm soát đảo mà không cần phải nổ súng.<ref>{{chú thích báo |title=Đài Loan thừa gió bẻ măng, chiếm đảo Ba Bình |author=Nguyễn, Nhã |url=http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/241450/Dai-Loan-thua-gio-be-mang-chiem-dao-Ba-Binh.html |publisher=Tuổi trẻ online |date=2008/1/31 |accessdate=2012-11-24}}</ref>)<ref>{{harv|Dzurek|1996|p=16}}, dẫn lại Heinzig (1976), tr. 35-36, 42.</ref>
*Những năm 1956 - 1966, hải quân Việt Nam Cộng hòa đã để mất 6 hòn đảo nằm giữa đảo [[Phú Quốc]] và nội địa Campuchia vào tay quân đội Vương quốc Campuchia. Đó là các đảo: Hòn Năng Trong và Hòn Năng Ngoài (tiếng Pháp lần lượt là "Ile du Milieu" và "Ile à l’Eau", còn được gọi là đảo Phú Dự) bị Campuchia đánh chiếm năm 1956; đảo Hòn Tai (Ile du Pic) bị chiếm năm 1958; Hòn Kiến Vàng (Ile des Fourmis) và Hòn Keo Ngựa (Ile du Cheval) bị chiếm năm 1960; đảo Hòn Trọc (đảo Wai hay Poulo Wai, thực tế là gồm 2 đảo nằm liền kề nhau) bị chiếm mất năm 1966. Tổng diện tích các đảo bị mất khoảng 30 km2, lớn nhất là [[đảo Phú Dự]] rộng khoảng 25 &nbsp;km<sup>2</sup>.
*Năm 1970, Philipine đã tổ chức chiếm giữ [[đảo Song Tử Đông]], [[đảo Thị Tứ]], [[đảo Loại Ta]] và 4 đảo nữa từ tay Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Theo như Đại tá về hưu hải quân Philippines [[Domingo Tucay Jr]] kể lại thì các đảo, bãi khi đó hoàn toàn hoang vắng, Philippines chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ mới thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng ở đây. Quân Phillipines báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc quân Việt Nam Cộng hòa. Lính Việt Nam Cộng hòa ở đảo Song Tử Tây cũng để yên để cho quân Philippines hành động. Sau chiến dịch, Philippines chiếm được 6 đảo nổi và bãi đã mà không cần phải nổ súng, trong đó Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa. Philippines giữ các đảo và bãi này từ đó đến nay. Sau vụ chiếm đóng, chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng không hề lên tiếng gì về vụ chiếm đóng đó. Theo như lời Tucay kể lại, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết vụ việc này<ref>http://news.abs-cbn.com/global-filipino/07/11/11/secret-mission-1970-put-ph-troops-spratlys</ref><ref>http://www.manilamaildc.net/navy-officer-tells-how-the-philippines-claimed-spratly-islets.html</ref>.
*Năm 1974, trong [[Hải chiến Hoàng Sa]], quân lực Việt Nam Cộng hòa thất bại và mất toàn bộ [[quần đảo Hoàng Sa]] vào tay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.