Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bóng đá”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tổ chức: clean up using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: Thế chiến thứ hai → Chiến tranh thế giới thứ hai, Thế chiến thứ nhất → Chiến tranh thế giới thứ nhất (2) using AWB
Dòng 174:
=== Báo viết ===
<!-- [[Hình:Football magazines.png|nhỏ|phải|Các báo và tạp chí chuyên về bóng đá.]] -->
Khi bóng đá mới ra đời, nó ít được đề cập đến trong báo chí nói chung và báo chí thể thao nói riêng vì bị coi là quá "bình dân". Thậm chí tờ ''[[The Field (tạp chí)|The Field]]'' (xuất bản tại Anh từ năm [[1853]]) vốn chuyên về các môn thể thao "quý tộc" như đánh golf, tennis, đua ngựa chỉ còn mở hẳn một cột báo nhỏ để chê bai và châm biếm môn bóng đá. Một ví dụ khác là tờ ''[[L'Auto]]'' của Pháp chỉ bắt đầu đăng tin về bóng đá từ sau [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiến thứ nhất]].<ref>{{fr}} {{chú thích |last1=Alfred Wahl|title=Les archives du football |publisher= |page= |date= |location= |isbn=}}, tr. 129</ref>
 
Tuy nhiên cùng với mức độ phổ biến của bóng đá trên thế giới, báo chí thể thao cũng bắt đầu dành mối quan tâm cho môn thể thao này. Hàng loạt báo và tạp chí chuyên về bóng đá ra đời, ví dụ các tờ ''[[A Bola (báo)|A Bola]]'', ''[[O Jogo (báo)|O Jogo]]'' và ''[[Record (báo)|Record]]'' của [[Bồ Đào Nha]], ''[[La Gazzetta dello Sport]]'', ''[[Tuttosport]]'' và ''[[Corriere dello Sport - Stadio]]'' của [[Ý]], ''[[Marca (báo)|Marca]]'' và ''[[As (báo)|As]]'' của [[Tây Ban Nha]], ''[[Olé (báo Argentina)|Olé]]'' của [[Argentina]] và ''[[L'Équipe]]'' của [[Pháp]]. Những báo và tạp chí chuyên về bóng đá như vậy bắt đầu được xuất bản trong thời gian giữa 2 cuộc đại chiến thế giới, ngoài tờ tuần báo ''[[Le Football Association]]'' do chính FIFA xuất bản từ tháng 10 năm [[1919]] thì mãi đến năm [[1929]], tờ báo chuyên về bóng đá đầu tiên mới được xuất bản, đó là tuần báo ''[[Football (tuần báo)|Football]]'' của Pháp. Sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]], tờ báo này được tiếp nối bằng tờ báo nổi tiếng ''[[France Football]]''.
 
Báo viết không chỉ có vai trò quan trọng trong việc quảng bá môn bóng đá với công chúng mà còn tham gia tổ chức và duy trì các giải đấu. Giải đấu danh giá [[Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu]] đã được chính tờ ''[[L'Équipe]]'' của Pháp tổ chức lần đầu năm [[1955]]. Một số câu lạc bộ cũng dần xuất bản những tờ báo của riêng họ, ví dụ câu lạc bộ [[Celtic F.C.|Celtic FC]] cho ra đời tuần báo ''The Celtic View''<ref>{{en}} {{Chú thích web | title = Trang web chính thức của The Celtic View | work = | url = http://www.celticfc.net/media/celticView.aspx|date= | accessdate = ngày 3 tháng 5 năm 2008}}</ref> từ năm [[1965]] để chuyên đăng tin tức về câu lạc bộ Scotland này. Câu lạc bộ của Ý [[A.S. Roma|AS Roma]] cũng sở hữu tờ ''Il Romanista'' (xuất bản từ năm [[2004]]) với số lượng khoảng 10.000 bản mỗi kỳ.<ref>{{it}} {{Chú thích web | title = Trang web chính thức của Il Romanista | work = | url = http://web.archive.org/web/20150623004513/http://www.ilromanista.it/ |date= | accessdate = ngày 3 tháng 5 năm 2008}}</ref>
Dòng 195:
== Lợi ích kinh tế ==
[[Tập tin:Suedtribuene.jpg|nhỏ|240px|trái|Các cổ động viên của [[Borussia Dortmund]]]]
Việc khai thác các lợi ích kinh tế của bóng đá bắt đầu diễn ra ngay từ thập niên 1880 ở Anh.<ref>{{en}} {{Chú thích sách |last=Tischler |first=Steven |title=Footballers and Businessmen. The origins of Professionnal Soccer in England |publisher=Holmes & Meier |pages=tr. 51-65 |date=1981 |location=New York-London |isbn=0841906580}}</ref> Tiền vé vào sân của mỗi trận bóng đá đã giúp các đội bóng tự nuôi sống và xây dựng các sân đấu. Trung bình một trận đấu tại mùa giải vô địch đầu tiên của bóng đá Anh (mùa 1888-1889) thu hút khoảng 4.639 khán giả,<ref>{{en}} {{chú thích |last1=Brian Tabner |title=Through the turnstiles |publisher=Harefield (Middx.) |pages=tr. 51-65 |date=1992 |location=Yore |isbn=1874427054}}, tr. 62.</ref> cho đến cuối thế kỷ 19 con số này đã tăng lên khoảng 10.000 người và đến trước [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiến thứ nhất]] là 20.000 người.<ref>{{en}} {{harvnb|Brian Tabner|1992|p=140}}</ref>
 
Vé vào sân tiếp tục là nguồn thu chính cho các câu lạc bộ bóng đá cho đến [[thập niên 1990]], sau đó dần được thay thế bằng tiền bản quyền truyền hình. Cùng với truyền hình, các hình thức quảng cáo gắn với đội bóng và trận đấu cũng được tận dụng triệt để. Việc quảng cáo trên ngực áo cầu thủ bắt đầu xuất hiện ở Pháp từ năm [[1969]] với các câu lạc bộ đi tiên phong là [[Nîmes Olympique]] và [[Olympique de Marseille]].<ref>{{fr}} {{harvnb|Alfred Wahl|p=330}}</ref> Từ năm [[1982]], [[Liên đoàn bóng đá châu Âu|UEFA]] bắt đầu cho phép cầu thủ mặc áo có quảng cáo trong các giải đấu cấp câu lạc bộ trừ trận chung kết (giới hạn trận chung kết chỉ được dỡ bỏ từ năm [[1995]]). Tuy nhiên việc quảng cáo trên ngực áo đội tuyển cấp quốc gia cho đến nay vẫn chưa được FIFA chấp nhận.