Khác biệt giữa bản sửa đổi của “T. S. Eliot”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chú thích: clean up, replaced: [[Thể loại:Mất 1965 → [[Thể loại:Mất năm 1965 using AWB
n →‎Tiểu sử: sửa chính tả 3, replaced: Thế chiến thứ nhất → Chiến tranh thế giới thứ nhất using AWB
Dòng 38:
Năm [[1917]], Eliot làm trợ lí giám đốc một tạp chí thuộc phái hình tượng - tờ ''The Egoist'' (Người vị kỉ). Tập thơ đầu tiên của ông là ''Prufrock and Other Observations'' (1917) chịu ảnh hưởng rõ rệt của [[chủ nghĩa tượng trưng]]. Eliot viết phê bình văn học từ quan điểm thuần [[mỹ học|mĩ học]], gạt xuống hàng thứ yếu những khía cạnh thuộc về tiểu sử của tác giả.
 
Eliot trở nên nổi tiếng như một nhà thơ ngay sau khi trường ca ''The Waste Land'' (1922) ra đời với sự giúp đỡ to lớn của [[Ezra Pound]], trong đó ông đưa ra sự chẩn đoán trạng thái tinh thần của [[châu Âu]] sau [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiến thứ nhất]], cho thấy sự trống rỗng tâm hồn của cả một thế hệ. Hình thức ngắt đoạn của trường ca này, lần đầu xuất hiện trên tạp chí ''The Criterion'' do Eliot sáng lập, càng làm tăng thêm ấn tượng về sự mất định hướng của con người.
 
Tại Anh ông làm việc cho [[ngân hàng]] Lloyd, rồi làm giám đốc nhà xuất bản Faber & Gwyer (sau đổi thành Faber & Faber). Năm 1927, Eliot nhập quốc tịch Anh và cải sang [[Anh giáo]]. Một năm sau ông viết tiểu luận ''For Lancelot Andrewes'' đánh dấu một bước ngoặt mang tính tôn giáo. Cùng với tập thơ xuất bản năm 1930 là ''Ash Wednesday'', tư tưởng tôn giáo bắt đầu hiện diện thường xuyên trong tất cả tác phẩm của ông.