Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kế hoạch Marshall”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Đệ nhị thế chiến → Chiến tranh thế giới thứ hai (3), Thế chiến thứ hai → Chiến tranh thế giới thứ hai (5) using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: Thế chiến thứ nhất → Chiến tranh thế giới thứ nhất (4) using AWB
Dòng 13:
=== Bối cảnh tại châu Âu ===
[[Tập tin:Hamburg after the 1943 bombing.jpg|nhỏ|300px|Các tòa nhà đổ nát sau cuộc không kích [[Hamburg]]]]
Phần lớn châu Âu bị tàn phá nặng nề với hàng triệu người chết và bị thương sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai]]. Chiến sự tàn phá trên toàn lục địa, trải rộng trên một diện tích còn lớn hơn [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiến thứ nhất]]. Các cuộc ném bom dai dẳng cũng đồng nghĩa với việc phần lớn các thành phố lớn đều bị tàn phá hủy nặng nề, với các khu công nghiệp bị đánh phá nghiêm trọng. Rất nhiều thành phố lớn, bao gồm cả [[Warszawa]] và [[Berlin]] hoàn toàn đổ nát, các thành phố khác, như [[Luân Đôn|London]] và [[Rotterdam]], thì bị thương tích nặng nề. Hạ tầng cơ sở kinh tế điêu tàn, hàng triệu người trở thành vô gia cư. Mặc dù [[nạn đói ở Hà Lan năm 1944]] đã dịu đi cùng với nguồn viện trợ, nhưng sự hoang tàn của ngành [[nông nghiệp]] cũng khiến cho nạn đói xảy ra tại một số vùng trên lục địa, lại càng trở nên nghiêm trọng vì mùa đông đặc biệt khắc nghiệt năm 1946–1947 tại vùng tây bắc châu Âu. Đặc biệt hạ tầng [[giao thông]] bị phá hoại nghiêm trọng, vì đường sắt, cầu cống, đường sá là các mục tiêu không kích quan trọng, trong khi phần lớn các đoàn tàu thương mại đã bị đánh chìm. Mặc dù phần lớn các thị trấn nhỏ và làng mạc ở Tây Âu không phải chịu cảnh tàn phá ghê gớm như vậy, nhưng việc hệ thống giao thông bị tiêu hủy cũng làm cho họ trở nên cô lập về mặt kinh tế. Bất kỳ vấn đề nào trên đây đều không dễ để giải quyết, vì phần lớn các quốc gia tham chiến đều đã kiệt quệ về tài chính.
 
Từ sau ThếChiến chiếntranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế châu Âu đã bị tổn thất nặng nề và cuộc khủng hoảng sau thời kỳ thế chiến, kéo dài đến tận [[thập niên 1920]], đã dẫn đến sự bất ổn và suy thoái trên toàn cầu. Nước Mỹ, mặc dù lúc đó đang theo [[chủ nghĩa biệt lập]], cũng cố gắng thúc đẩy tăng trưởng tại châu Âu, chủ yếu là thông qua sự tham gia của các ngân hàng Mỹ. Khi Đức không thể trả nổi các khoản [[bồi hoàn chiến phí]], người Mỹ can thiệp bằng cách nới rộng các khoản vay lớn cho Đức, một món nợ mà người Mỹ không đòi lại được khi họ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1941.<!--Câu cuối đoạn này khó hiểu quá. Mekong Bluesman trả lời: họ không đòi được vì họ tham gia Thế chiến thứ hai chống lại Đức-->
 
Tại [[Washington, D.C.|Washington]], người ta nhất trí là những sai lầm sau ThếChiến chiếntranh thế giới thứ nhất không được phép tái diễn. Bộ ngoại giao dưới thời Tổng thống [[Harry S. Truman]] dồn tâm sức theo đuổi các hoạt động đối ngoại, nhưng [[Quốc hội Hoa Kỳ|Quốc hội]] thì phần nào tỏ ra không quan tâm. Ban đầu, người ta hy vọng là chỉ cần không nhiều tiền lắm cũng đủ để tái thiết châu Âu; và Anh, Pháp, với sự giúp sức từ các thuộc địa của họ, sẽ nhanh chóng khôi phục nền kinh tế của họ. Tuy nhiên, tới năm 1947 vẫn chỉ có rất ít tiến bộ. Và mùa đông giá lạnh liên tục trong mấy năm làm tình hình vốn đã xấu lại càng xấu hơn. Nền kinh tế châu Âu dường như không phát triển mạnh với tỷ lệ [[thất nghiệp]] cao, lương thực thiếu thốn, dẫn đến các cuộc [[đình công]] và bất ổn trong một số quốc gia. Năm 1947, nền kinh tế châu Âu vẫn còn ở dưới mức trước chiến tranh, và hầu như không có dấu hiệu tăng trưởng. Sản lượng nông nghiệp ở khoảng 83% mức năm 1938, sản xuất công nghiệp là 88%, xuất khẩu chỉ ở mức 59%.<ref>Michael J. Hogan, ''The Marshall Plan'', trang 30.</ref>
 
Sự thiếu hụt lương thực là một trong những vấn đề trầm trọng nhất. Trước chiến tranh, Tây Âu phụ thuộc vào nguồn lương thực thặng dự từ Đông Âu, nhưng những nguồn đó đã bị chặn lại phía sau [[Bức màn sắt]]. Tình hình trở nên đặc biệt tồi tệ tại Đức, nơi mà theo Alan S. Milward trong năm 1946–47 lượng [[Ca-lo|kilocalorie]] trung bình trên đầu người chỉ là 1.800, không đủ đảm bảo sức khỏe về lâu về dài.<ref>Alan S. Milward, ''The Reconstruction of Western Europe''.</ref> Các nguồn khác cho biết lượng kilocalorie trong các năm đó thay đổi, có thể thấp đến mức 1.000 và 1.500. [[William Clayton]] thông báo cho Washington là "hàng triệu người đang từ từ chết đói".<ref>Gregory A. Fossedal, ''Our Finest Hour''.</ref> Một nhân tố cốt yếu khác cho nền kinh tế nói chung là sự thiếu hụt than đá, càng trở nên trầm trọng vì mùa đông lạnh lẽo 1946–47. Tại Đức, các căn hộ không được sưởi ấm, khiến hàng trăm người chết cóng. Tại Anh, tình hình không đến nỗi tồi tệ như vậy, nhưng nhu cầu dân chúng khiến cho sản xuất công nghiệp bị đình trệ hoàn toàn. Một trong những động cơ thúc đẩy kế hoạch trên là lòng nhân đạo muốn chấm dứt những thảm cảnh đó.
Dòng 30:
Cường quốc duy nhất mà cơ sở hạ tầng không bị thiệt hại là [[Hoa Kỳ]]. Họ tham chiến muộn hơn hầu hết các quốc gia châu Âu, và chỉ bị những tàn phá rất khiêm tốn trên lãnh thổ của mình. Số lượng [[dự trữ vàng]] của Hoa Kỳ vẫn còn nguyên, cũng như cơ sở hạ tầng nông nghiệp và sản xuất, với nền kinh tế lành mạnh. Những năm chiến tranh mang lại thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ nhất trong lịch sử, với các nhà máy của Mỹ sản xuất hàng hóa phục vụ cho cả nhu cầu vật tư chiến tranh của Mỹ lẫn đồng minh. Sau chiến tranh, các nhà máy này được nhanh chóng chuyển đổi sang sản xuất vật liệu tiêu dùng, và sự khan hiếm trong chiến tranh được thay thế bởi sự bùng nổ mức tiêu thụ hàng hóa. Sức khỏe về lâu dài của nền kinh tế Mỹ tuy nhiên phụ thuộc vào thương mại, vì để duy trì sự phồn thịnh nó cần xuất khẩu hàng hóa làm ra. Viện trợ từ Kế hoạch Marshall phần lớn sẽ được châu Âu sử dụng để mua vật tư cũng như hàng hóa sản xuất tại Mỹ.
 
Một động cơ quan trọng cho nước Mỹ, và cũng là một sự khác biệt cơ bản so với thời kỳ hậu ThếChiến chiếntranh thế giới thứ nhất là sự bắt đầu [[Chiến tranh Lạnh]]. Một số quan chức trong chính phủ Mỹ ngày càng tỏ ra nghi ngờ các hoạt động của [[Liên Xô]]. [[George F. Kennan|George Kennan]], một trong số các lãnh đạo trong việc phát triển kế hoạch, đã dự đoán về sự hình thành thế giới hai cực. Với ông, Kế hoạch Marshall là con cờ chủ đạo của [[học thuyết phong tỏa|học thuyết "phong tỏa"]] (''containment'').<ref>John Lewis Gaddis, [''We Now Know(?)]'', trang 37</ref> Cũng đáng lưu ý là Kế hoạch Marshall được khởi xướng khi liên minh thời chiến vẫn còn phần nào đoàn kết, Chiến tranh Lạnh chưa bắt đầu và, đối với phần lớn những người hoạch định Kế hoạch Marshall, sự lo ngại Liên Xô không phải là mối lo chủ yếu như trong những năm tiếp theo.
 
Dù vậy, sức mạnh và sự thu hút của các đảng cộng sản bản địa tại chính các quốc gia Tây Âu sở tại khiến Hoa Kỳ cũng phải lo ngại. Tại cả Pháp và Ý, sự nghèo khổ thời hậu chiến như tiếp thêm sinh lực cho các đảng cộng sản, vốn đã đóng vai trò trung tâm cho phong trào kháng chiến trước đó. Các đảng này giành được thắng lợi quan trọng trong các cuộc bầu cử sau thế chiến, với [[Đảng Cộng sản Pháp]] trở thành chính đảng lớn nhất nước Pháp. Mặc dù ngày nay các sử gia coi mối nguy Pháp và Ý rơi vào tay đảng cộng sản là chuyện xa vời,<ref>Gaddis, ''We Now Know''.</ref> nhưng nó đã được coi là mối đe dọa thực tiễn với các nhà hoạch định chính sách Mỹ lúc đó. Chính phủ Mỹ dưới thời [[Harry S. Truman]] bắt đầu tin vào khả năng này vào năm 1946, đặc biệt với bàn diễn văn "Iron Curtain" (Bức màn sắt) của [[Winston Churchill|Churchill]], đọc trước sự có mặt của Truman. Trong tâm trí họ, Hoa Kỳ cần phải xác định lập trường của họ trên trường quốc tế, nếu không họ sẽ mất đi sự tín nhiệm. Sự trỗi dậy của học thuyết "phong tỏa" lập luận rằng Hoa Kỳ cần phải giúp đỡ thật nhiều cho các quốc gia phi cộng sản để ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô. Người ta cũng hy vọng là các quốc gia Đông Âu cũng sẽ gia nhập kế hoạch này, và rút khỏi khối Xô viết đang nổi lên.