Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cải tạo kinh tế tại Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Gangxanh (thảo luận | đóng góp)
n →‎Cải tạo công nghiệp: sửa chính tả 3, replaced: . → . using AWB
Dòng 28:
Một đặc trưng của kinh tế Sài Gòn là sự kiểm soát của giới thương nhân [[người Hoa]] đối với nền kinh tế. Trước năm 1975, ở miền Nam, [[người Hoa (Việt Nam)|Hoa kiều]] kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và [[tín dụng]]. Đến cuối năm 1974, người Hoa kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ và 90% xuất nhập khẩu<ref name="Evans"/>.
 
Vấn đề về người Hoa càng thêm phần trầm trọng khi họ treo [[Quốc kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|quốc kỳ Trung Quốc]] và ảnh [[Mao Trạch Đông]] trong vùng [[Chợ Lớn]],<ref name="er51" /> Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc lúc này đang xấu đi nhanh chóng, người Hoa ở Chợ Lớn thì tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc. Những điều này làm cho chính phủ Việt Nam lo lắng về nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài và coi Hoa kiều là một tổ chức bí mật sẵn sàng tiếp tay cho Trung Quốc để phá hoại. Chính phủ Việt Nam e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng sức mạnh kinh tế của Hoa kiều để ép Việt Nam phải tuân theo các chính sách của mình, sự giàu có của cộng đồng Hoa kiều đã trở thành mối đe dọa đối với chính quyền Việt Nam.<ref name="Asia Sentinel ngày 7 tháng 7 năm 2013">{{chú thích báo | first = David | last = Brown | title = Saigon's Chinese--going, going, gone | date = ngày 7 tháng 7 năm 2013 | url = http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=5548&Itemid=164 | work = Asia Sentinel | accessdate = ngày 9 tháng 7 năm 2013}}</ref> . Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với [[chủ quyền]] [[quốc gia]] hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản. Chính sách của Việt Nam năm 1976 (tịch thu tài sản của tư sản người Hoa) được tiến hành trong bối cảnh này<ref name="er51">Evans và Rowley, tr. 51</ref>
 
Ngày 04/9/1975 chính phủ [[Cộng hòa Miền Nam Việt Nam]] tiến hành Chiến dịch cải tạo tư sản miền Nam lần I. Ngày 15/7/1976, Bộ Chính trị [[Đảng Lao động Việt Nam]] ra Nghị quyết 254/NQ/TW về những công tác trước mắt ở miền Nam, hoàn thành việc xoá bỏ giai cấp tư sản mại bản, tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Tháng 12 năm 1976, chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành Chiến dịch cải tạo tư sản lần II. Tiếp theo, Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 3 năm 1977 quyết định hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh miền Nam trong 2 năm 1977-1978.