Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kristallnacht”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Thế chiến thứ hai → Chiến tranh thế giới thứ hai, Thế chiến thứ nhất → Chiến tranh thế giới thứ nhất using AWB
n Đã lùi lại sửa đổi 24070906 của TuanminhBot (thảo luận)
Dòng 44:
===Sự khủng bố ban đầu của Quốc xã===
 
Trong thập niên 1920, hầu như tất cả người Do Thái Đức đều hòa nhập hoàn toàn vào trong xã hội Đức với tư cách công dân Đức. Họ phục vụ trong quân đội và có đóng góp trong mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học, và văn hóa.<ref>Goldstein, Joseph (1995). ''Jewish History in Modern Times''. [[Sussex Academic Press]]. pp. 43–44. ISBN 978-1-898723-06-6.</ref> Tình cảnh người Do Thái bắt đầu thay đổi kể từ khi [[Adolf Hitler]] (thủ lĩnh của [[đảng Quốc xã]]) được bổ nhiệm làm [[Thủ tướng Đức]] vào ngày 30 tháng 1 năm 1933, và tiếp đó là [[Đạo luật Trao quyền]] (Ermächtigungsgesetz) thông qua sau [[vụ hỏa hoạn ở tòa Nghị viện]] (Reichstag) cho phép Hitler soạn thảo và ban hành luật mới mà không cần sự ưng thuận của tổng thống hay nghị viện.<ref>{{chú thích web|title=Nazi Germany - dictatorship|url=http://www.historylearningsite.co.uk/Nazi_Germany_dictatorship.htm|author=Trueman, Chris|accessdate=ngày 12 tháng 3 năm 2008}}</ref><ref>{{chú thích web|title=Hitler's Enabling Act|url=http://www.historyplace.com/worldwar2/timeline/enabling.htm|accessdate = ngày 12 tháng 3 năm 2008}}</ref> Chế độ của Hitler từ khi mới bắt đầu đã nhanh chóng đi đến giới thiệu những [[Chính sách chủng tộc của Đức Quốc xã|chính sách bài Do Thái]]. Bộ máy [[Hoạt động tuyên truyền của Đức Quốc xã|tuyên truyền]] của Đức Quốc xã chỉ định ra 500.000 người Do Thái tại Đức, thành phần chỉ chiếm 0,86% tổng số dân, là một trong số những kẻ thù là nguyên nhân gây nên thất bại của Đức trong [[ChiếnThế tranh thế giớichiến thứ nhất]] và những cuộc khủng hoảng kinh tế theo sau, như [[Lạm phát tại Cộng hòa Weimar|siêu lạm phát trong thập niên 1920]] và cuộc [[Đại Suy thoái tại Trung Âu|Đại Suy thoái]].<ref name=Gilbert23>Gilbert, p. 23.{{Incomplete short citation|date=November 2013}}</ref> Kể từ năm 1933, chính quyền bắt đầu cho ban hành một loạt các [[Pháp chế bài Do Thái tại Đức Quốc xã trước chiến tranh|đạo luật bài Do Thái]] theo đó hạn chế quyền hạn của người Do Thái Đức. Họ sẽ không còn được hưởng nền giáo dục hay tư cách công dân đầy đủ và bị hạn chế về nghề nghiệp, lĩnh vực lao động. Một trong số đó là [[Luật ngành dân chính]] (tên đầy đủ: Gesetz zur Wiederherstellung des Berufsbeamtentums) cấm người Do Thái làm việc trong các cơ quan chính phủ (không kể quân đội).<ref>{{chú thích sách|title=Refugee Scholars:Conversations with Tess Simpson|last=Cooper|first=R.M.|location=Leeds|year=1992|page=31}}</ref> Tiếp đến là [[Luật Nuremberg]] thông qua năm 1935 tước bỏ quyền công dân của người Do Thái và cấm họ không được kết hôn với người Đức không phải Do Thái.
 
Những đạo luật trên dẫn tới việc người Do Thái bị đào thải ra khỏi lĩnh vực chính trị và đời sống xã hội.<ref>{{chú thích web|title=The Holocaust|url=http://www.ushmm.org/wlc/article.php?lang=en&ModuleId=10005143|accessdate=ngày 12 tháng 3 năm 2008}}</ref> Nhiều người tìm đường ra nước ngoài; hàng trăm ngàn người đã di cư, nhưng như [[Chaim Weizmann]] viết năm 1936: "Thế giới dường như đã bị phân chia làm hai phần, một là những nơi mà người Do Thái không thể sống và hai là những nơi mà họ không thể đặt chân vào."<ref>''Manchester Guardian'', ngày 23 tháng 5 năm 1936, cited in A.J. Sherman, ''Island Refuge, Britain and the Refugees from the Third Reich, 1933–1939'', (London, Elek Books Ltd, 1973), p. 112, also in [http://christianactionforisrael.org/antiholo/evian/evian.html ''The Evian Conference — Hitler's Green Light for Genocide''], by Annette Shaw<!-- ISBN# needed --></ref> Vào ngày 6 tháng 7 năm 1938 Hội nghị quốc tế [[Hội nghị Évian|Évian]] được tổ chức để bàn về vấn đề di cư của người Do Thái và [[người Di-gan]] đến các quốc gia khác. Đến thời điểm hội nghị diễn ra, đã có hơn 250.000 người Do Thái tháo chạy khỏi Đức và [[Áo]], quốc gia bị [[Anschluss|Đức sát nhập]] vào tháng 3 năm 1938; hơn 300.000 người Do Thái Đức và Áo vẫn đang kiếm tìm nơi ẩn nấp và tị nạn. Khi mà số lượng người Do Thái và Di-gan muốn rời đi ngày càng tăng, những hạn chế đối với họ cũng tăng lên, với việc hàng loạt quốc gia thắt chặt quy định tiếp nhận các đối tượng này. Vào năm 1938, nước Đức "bước vào một thời kỳ cực đoan mới trong hoạt động [[bài Do Thái]]."<ref>Johnson, Eric. ''The Nazi Terror: Gestapo, Jews and Ordinary Germans''. United States: Basic Books, 1999, p. 117.</ref> Một số nhà sử học tin rằng chính quyền Quốc xã đã suy tính đến một kế hoạch bạo lực bùng phát nhằm vào người Do Thái và họ chờ đợi một thời cơ, một cái cớ phù hợp.<ref>Friedländer, Saul. ''Nazi Germany and The Jews'', volume 1: ''The Years of Persecution 1933–1939'', London: Phoenix, 1997, p. 270</ref> Trong cuộc phỏng vấn năm 1997, nhà sử học người Đức [[Hans Mommsen]] cho rằng động lực lớn của cuộc bạo động là lòng thèm khát chiếm đoạt tài sản và doanh nghiệp của người Do Thái từ các ''Gauleiters'' của đảng Quốc xã.<ref name="yadvashem1997">{{chú thích web|last=Mommsen|first=Hans|title=Interview with Hans Mommsen|publisher=Yad Vashem|date=ngày 12 tháng 12 năm 1997|url=http://www1.yadvashem.org/odot_pdf/Microsoft%20Word%20-%203850.pdf|accessdate=ngày 6 tháng 2 năm 2010}}</ref> Dưới đây là một trích đoạn của cuộc phỏng vấn:
Dòng 145:
Khi mà ''Kristallnacht'' diễn ra một cách công khai trùng thời điểm trước kế hoạch "[[Giải pháp cuối cùng]]", nó báo hiệu một cuộc [[diệt chủng]] sắp xảy đến. Vào khoảng thời gian vụ việc xảy ra, tờ báo ''[[Das Schwarze Korps]]'' của [[Schutzstaffel]] đã kêu gọi một "sự hủy diệt bằng thanh gươm và ngọn lửa." Tại hội nghị tổ chức một ngày sau cuộc bạo động, [[Hermann Göring]] nói: "Sẽ có giải pháp cho vấn đề Do Thái nếu, trong thời gian tới, chúng ta bị kéo vào trận chiến bên ngoài biên giới chúng ta, khi đó hiển nhiên là chúng ta sẽ phải đưa ra phán quyết cuối cùng về người Do Thái."<ref name=Gilbert23/>
 
Cụ thể là, những người Quốc xã mong muốn đạt được các mục tiêu giả định mà họ đề ra trong vụ ''Kristallnacht'': sung công tài sản của người Do Thái để cung cấp nguồn kinh phí cho quân đội nhằm tiến tới chiến tranh, chia cắt và cô lập người Do Thái, và quan trọng nhất, thực hiện một bước chuyển từ chính sách [[phân biệt đối xử]] [[bài Do Thái]] sang tác động trực tiếp đến thân thể, dùng bạo lực, chính sách này bắt đầu từ đêm hôm diễn ra bạo động và tiếp tục cho đến thời điểm kết thúc [[ChiếnThế tranh thế giớichiến thứ hai]]. Sự kiện này cho thấy quan điểm của công chúng là không hoàn toàn đồng tình với những thủ phạm. Đại sứ quán Anh ở [[Berlin]] và các văn phòng lãnh sự Anh trên khắp nước Đức đã nhận được rất nhiều sự phản đối và biểu hiện lo âu về những hành động bài Do Thái từ quần chúng Đức vào thời điểm đó.
 
== Tham khảo ==