Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp ước Xô-Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: của của → của (3) using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: NXB → Nhà xuất bản (5), Châu Âu → châu Âu using AWB
Dòng 150:
{{cquote|''Khái niệm "gián tiếp xâm lược" dùng để chỉ hành động mà bất cứ các nước nhỏ nào có chung đường biên giới với Liên bang Xô viết, cũng như Bỉ và Hy Lạp đã thực sự bị đe dọa của một lực lượng, của một thế lực, hoặc không có mối đe dọa như vậy nhưng những thế lực đó đòi hỏi việc sử dụng lãnh thổ và lực lượng của các nước nhỏ này này để gây hấn chống lại nước nhỏ khác hoặc chống lại một trong các bên ký kết hiệp định.''|||Đề nghị của Chính phủ Liên Xô vào ngày 9 tháng 7 năm 1939|<ref>''Liên Xô trong cuộc đấu tranh cho hòa bình vào đêm trước của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai.'' Tư liệu do Nhà xuất bản Chính trị công bố. Мoskva. 1971 trang. 486—487</ref>}}
 
Tuy nhiên, điều này lại được các đại biểu Anh và Pháp nhìn nhận như một yêu sách của Liên Xô có thể cho phép họ có lý do để thực hiện ý định đưa quân đội của mình vào các quốc gia láng giềng. Về phần mình, các nhà đàm phán Anh và Pháp đề nghị việc thực hiện các thỏa thuận đó còn tùy theo việc "xâm lược gián tiếp" phải được xác định chỉ sau khi tham khảo ý kiến ba bên. Liên Xô cho rằng Anh và Pháp chỉ cam kết thừa nhận miễn cưỡng một phần đề nghị đó trong trường hợp họ có thể phải đối đầu với Đức trong một cuộc chiến tranh.<ref>[http://web.archive.org/web/20141205085744/http://www.uniros.ru/book/ww2/53.php Lịch sử của Thế chiến thứ hai. NXBNhà xuất bản Quân sự. Moskva. 1973. trang 74]</ref>.
 
:Wilston Churchill đã nhận xét:
Dòng 200:
:''"Danh sách các đối tượng nêu trong thư ngày 8 tháng 8, chúng tôi đang xem xét. Hãy thảo luận về họ về một số nhu cầu đào tạo và tiến hành giai đoạn chuyển tiếp các hợp đồng thương mại-tín dụng cho các vấn đề khác. Moskva hoan nghênh các cuộc đàm phán về những vấn đề này. Molotov."''
 
Theo các nhà nghiên cứu khác, các văn bản trên không có căn cứ để giải thích như vậy.<ref>[http://web.archive.org/web/20080225213435/http://studentnet.ru:80/100/114/0/37137.html Yu. A. Nikiforov. Molotov-Ribbentrop, một số khía cạnh của lịch sử hiện đại (Ю. А. Никифоров Пакт Молотова-Риббентропа - Некоторые аспекты новейшей историографии)]</ref> Theo họ thì Voroshilov bị đặt trước một số câu hỏi cụ thể mà họ không thể cung cấp câu trả lời rõ ràng cho Anh và Pháp, vì họ bị cấm tiết lộ thông tin về bí mật quân sự để bảo đảm chắc chắn rằng không có một thông tin nào cùng với sự thỏa thuận ràng buộc chính trị có thể được chuyển đến Berlin. Liên Xô cũng đã có kế hoạch triển khai các đơn vị, theo đó họ phải động viên tới 136 sư đoàn, nhưng các đại diện của Anh và Pháp đã từ chối cung cấp binh lực cho kế hoạch đó.<ref>[http://www.cultinfo.ru/fulltext/1/001/008/078/444.htm Đàm phán ở Moskva]</ref> Phía Liên Xô cần một câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi rằng, trong vòng một ngày, Hồng quân có thể được phép đi qua Ba Lan, Vinius và hành lang Galicia không? Nếu không, phía Liên Xô không thể ngăn chặn được một cuộc xâm lược có thể có của Đức.<ref name="uniros.ru">[http://www.uniros.ru/book/ww2/53.php Lịch sử chiến tranh thế giới thứ hai. NXBNhà xuất bản Quân sự. Moskva 1973-1974 (История второй мировой войны. Воениздат, 1973-74)]</ref>. Đây là một "điểm chết" mà tại đó cuộc đàm phán đã không thể vượt qua được. Ba Lan từ chối việc cho Hồng quân đi qua lãnh thổ của mình, bất chấp áp lực từ Pháp.<ref name="uniros.ru"/>. Sử dụng một câu cách ngôn, Đại sứ Ba Lan tại Pháp, ông Beck cho biết: "Với người Đức, chúng tôi có nguy cơ mất đi sự tự do của mình, và với người Nga, chúng tôi có nguy cơ mất đi linh hồn của mình".<ref name="ReferenceB">[http://militera.lib.ru/memo/english/churchill/1_21.html Wilston Churchill. Chiến tranh thế giới thứ hai (У. Черчилль. Вторая мировая война.)]</ref>.
 
Trong các ngày 17 và 20 tháng 8, người đứng đầu phái đoàn quân sự Pháp, tướng Doumence báo cáo từ Moskva về Paris:
Dòng 212:
 
== Tình hình chính trị ở Đông Âu ==
Chính phủ của các nước Đông Âu láng giềng với Liên Xô cũng có sự mất lòng tin sâu sắc. Tháng 3 năm 1939, sau khi Đức đánh úp [[Klaipėda|Klaipeda]] của Litva, Liên Xô đã cố gắng đặt quan hệ ngoại giao với Latvia và Estonia, nhưng họ đã gặp phải sự lạnh nhạt. Cũng trong tháng 3, mặc dù tình hình quan hệ giữa Đức và Ba Lan đã trở nên rất căng thẳng nhưng Bộ Ngoại giao Ba Lan vẫn nói rằng Ba Lan không muốn bị ràng buộc bởi bất kỳ một thỏa thuận nào với Liên Xô.<ref name="ReferenceC">[http://www.uniros.ru/book/ww2/53.php Lịch sử chiến tranh thế giới thứ hai. NXBNhà xuất bản Quân sự. Moskva. 1973-1974 (История второй мировой войны. Воениздат, 1973-74)]</ref>
 
Chính sách của Ba Lan trước chiến tranh được nhà báo kiêm sử gia người Mỹ William Shirer mô tả là tương đương với sự tự sát. Shirer giải thích rằng từ năm 1934, Ba Lan đã chấp nhận làm người đại diện một cách nhất quán cho Đức về các vấn đề bồi thường chiến phí theo Hiệp nghị Versailles. Cùng thời gian đó, giữa Ba Lan và Đức có một tranh chấp lãnh thổ nhỏ về Hành lang Danzig đã phân chia lãnh thổ của nước Đức thành hai phần. Quan hệ giữa Ba Lan và Nga đã đóng băng kể từ Chiến tranh Nga Xô Viết - Ba Lan từ năm 1919 đến năm 1921. Trong đó Ba Lan đã dịch chuyển biên giới phía đông của đường Curzon và kết quả là có khoảng 6 triệu thuộc các dân tộc Belarusia và Ukraina đã phải sống trên lãnh thổ Ba Lan. Sau cái chết của Jozef Pilsudski, chính sách của Ba Lan đã được các cựu chiến binh của cuộc chiến tranh Nga Xô Viết - Ba Lan như Beck và Edward Rydz-Smigly tiếp tục với lập trường đối đầu với Liên Xô. Như vậy, theo Shirer, Ba Lan đã có một đường biên giới "không thể chấp nhận" đối với cả Đức và Liên Xô, trong khi họ không đủ mạnh để có thể "tranh chấp với hai người láng giềng" cùng một lúc.<ref>[http://web.archive.org/web/20150709100926/http://wunderwaffe.narod.ru/HistoryBook/Rise_Fall/Poland.htm William Shirer. Sự hưng thịnh và suy tàn của đế chế thứ ba.]</ref>.
Dòng 338:
Không thể nói rằng những người Anh không ưa ai hơn ai - Hitler hay Stalin. Cả hai đều nhận thấy rằng điều này có thể chỉ là một giải pháp tạm thời, là những sự xoay xở linh hoạt bởi hoàn cảnh. Sự đối lập về nguyên tắc giữa hai đế quốc và hai hệ thống đã được tạm bỏ qua. Stalin không nghi ngại gì khi cho rằng Hitler là đối thủ ít nguy hiểm hơn cho Liên Xô sau nhiều năm chiến tranh chống lại các thế lực phương Tây. Còn Hitler thì lại tuân theo phương châm cố hữu của mình là "chủ nghĩa đơn phương". Trên thực tế, một thỏa thuận như vậy có thể là dấu hiệu báo trước sự thất bại nghiêm trọng của nền ngoại giao chính trị Anh và Pháp trong vài năm đó.
 
Liên bang Xô viết đã mong muốn thực hiện lợi ích quan trọng của mình trong việc dịch chuyển đường biên giới đến các vị trí cực Tây càng gần quân đội Đức càng tốt. Bằng cách đó Liên Xô có thời gian để có thể tập hợp sức mạnh từ tất cả các khu vực trong đế chế khổng lồ của họ. Trong tâm trí sắt đá của người Nga vẫn còn vết thương nóng bỏng của thảm họa mà quân đội của họ phải chịu trong năm 1914, khi họ ồ ạt triển khai các cuộc tấn công vào quân Đức trong tình trạng trang bị của quân đội vẫn chưa hoàn bị. Và bây giờ, biên giới của họ đã xa hơn phía Tây, xa hơn so với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Và họ đã bắt buộc phải dùng biện pháp đó để chiếm Pribaltic và phần phía Tây của Ba Lan trước khi quân Đức tấn công họ. Nếu chính sách của họ có phần lạnh lùng thì cũng dễ hiểu vì nó rất phù hợp với thực tế của tình hình.<ref>[http://web.archive.org/web/20140405092419/http://militera.lib.ru/memo/english/churchill/index.html Trích dẫn từ W. Churchill Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Moskva. NXBNhà xuất bản Quân sự. 1991. Tập 1. Phần 1. Chương 21. (Цитируется по Черчилль У. Вторая мировая война. — М.: Воениздат, 1991], т. 1, часть 1, глава 21.)</ref>
 
=== [[Adolf Hitler]], Thủ lĩnh Đảng Quốc xã, Quốc trưởng của Đệ tam đế chế Đức ===
Dòng 362:
Tầm quan trọng chủ yếu của Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Liên Xô và Đức trong thực tế là hai quốc gia lớn nhất châu Âu đã đồng ý chấm dứt sự thù địch, loại bỏ sự đe dọa của chiến tranh và cùng chung sống hòa bình. Do đó, các khu vực xung đột quân sự ở châu Âu có thể thu hẹp lại. Thậm chí nếu chúng tôi không thể tránh một cuộc xung đột quân sự ở châu Âu, thì quy mô của những hành động quân sự này cũng sẽ được hạn chế. Những nước không hài lòng với hiệp ước này là những nước muốn "đốt ngôi nhà chung" châu Âu trong một cuộc chiến tranh, những người lập luận một cách đơn giản rằng ánh sáng hòa bình của một châu Âu quý tộc chỉ nhìn thấy được trong sự bùng nổ các hoạt động quân sự.<ref>[http://web.archive.org/web/20150326041908/http://lib.ru/HISTORY/FELSHTINSKY/sssr_germany1939.txt Chủ đề: Quan hệ Xô - Đức 1939—1941 (Các tài liệu và dẫn chứng)]</ref>
 
Thỏa thuận này có được sau thất bại của cuộc đàm phán Liên Xô-Anh-Pháp cho thấy rằng hiện nay, không thể quyết định vấn đề quan trọng của quan hệ quốc tế, đặc biệt là các vấn đề của Đông Âu, mà không có sự tham gia tích cực của Liên bang Xô viết, rằng bất kỳ nỗ lực để phá vỡ Liên Xô và giải quyết các vấn đề sau lưng Liên Xô sẽ chắc chắn kết thúc bằng sự thất bại. Hiệp ước không xâm lược Đức-Xô có nghĩa là thay đổi sự phát triển của châu Âu... Thỏa thuận này không những cho chúng ta loại trừ các mối đe dọa chiến tranh với Đức... mà nó sẽ cho chúng ta những cơ hội mới để phát triển các lực lượng vũ trang, củng cố vị trí của chúng ta và phát huy liên tục những ảnh hưởng của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.<ref>[http://web.archive.org/web/20150828052151/http://militera.lib.ru/research/meltyukhov/index.html Trích phát biểu của V. M. Molotov tại Xô viết tối cao Liên Xô về việc phê chuẩn Hiệp ước không xâm lược Đức-Xô. Dẫn theo M. I. Meltyuhov Những cơ hội bị bỏ lỡ của Stalin. Liên Xô và các đấu tranh cho Châuchâu Âu. 1939-1941. Moskva. 2000]</ref>
 
=== Kurt von Tippelskirch, thượng tướng quân đội Đức Quốc xã, Giám đốc cơ quan tình báo của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Đức 1939 ===
Dòng 391:
Vấn đề Hiệp ước không xâm lược Xô-Đức và đặc biệt là Nghị định thư bí mật đã được lật lại ở Liên Xô trong thời cải tổ, chủ yếu do áp lực của Ba Lan thông qua Hiệp hội nghiên cứu lịch sử hai nước Ba Lan-Liên Xô. Để nghiên cứu vấn đề này, một ủy ban đặc biệt đã được thành lập do Bộ trưởng Thông tin tuyên truyền [[Alexander Yakovlev]] lãnh đạo. Ngày [[24 tháng 12]] năm [[1989]], sau khi nghe báo cáo của Yakovlev về những phát hiện của các nhà nghiên cứu trong Hiệp hội, Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô đã thông qua một nghị quyết lên án Nghị định thư bí mật (ghi nhận việc thiếu bản gốc nguyên văn nhưng công nhận tính xác thực của nó dựa trên các chữ viết tay, bản ảnh kỹ thuật và xét nghiệm từ vựng trong bản sao cũng như các sự kiện tương ứng tiếp theo của nó).<ref>[http://web.archive.org/web/20121027092735/http://www.lawmix.ru/docs_cccp.php?id=1241 Bản tin của Đại hội Đại biểu nhân dân Liên Xô và Xô Viết tối cao Liên Xô. 1989. Số 29. trang 579. (Ведомости Съезда народных депутатов СССР и Верховного Совета СССР. 1989. № 29. Ст. 579.]</ref> Đồng thời, lần đầu tiên tại Liên Xô, văn bản của Nghị định thư bí mật (từ bản microfilm của Đức) đã được xuất bản tại tạp chí "Câu hỏi của Lịch sử" số 6 năm 1989.<ref name="tapirr.com">[http://www.tapirr.com/texts/history/suvorov/pravda/pavlova.htm I. V Pavlova. Tìm kiếm sự thật vào đêm trước của Chiến tranh thế giới thứ hai. (И. В. Павлова. Поиски правды о кануне Второй мировой войны)].</ref>
 
Bản đầu của Nghị định thư bí mật được lưu giữ trong kho của Tổng thống Liên Xô (nay là Lưu trữ của Tổng thống Nga tại một thư mục đặc biệt, số hiệu 34.<ref>[http://web.archive.org/web/20120703042108/http://militera.lib.ru:80/research/bezymensky3/pre1.html L. A. Bezymensky Hitler và Stalin trước khi chiến đấu. Lời bạt của tác giả. NXBNhà xuất bản Mùa Đông. Moskva. 2000. trang 512. (Л. А. Безыменский Гитлер и Сталин перед схваткой. Предисловие автора] — М.: Вече, 2000. — 512 с.]</ref> Nhưng một trong những người biết về sự tồn tại của nó, [[Mikhail Sergeyevich Gorbachyov|Mikhail Gorbachev]] cũng chỉ được biết từ năm [[1987]]. Theo người trợ lý của ông là V. A. Boldin, đã có lúc Gorbachev đã muốn tiêu huỷ tài liệu này.<ref name="katyn.ru"/>. Ngày [[30 tháng 10]] năm [[1992]], việc giải mật các tài liệu lưu trữ được thực hiện. Sau đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị của Quân đội và Hải quân Liên Xô [[Thượng tướng]] [[Dmitry Antonovich Volkogonov]] đã công bố nội dung của nghị định thư này trên Tạp chí Khoa học Lịch sử đương đại và hiện đại, số 1 năm 1993.<ref name="tapirr.com"/>
 
== Hệ lụy của Hiệp ước ==