Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thoại Ngọc hầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Tây SơnTây Sơn (2) using AWB
n →‎Làm Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh: sửa chính tả 3, replaced: Hà TiênHà Tiên (2) using AWB
Dòng 31:
Ở trấn Vĩnh Thanh, ông sốt sắng lo việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển và bảo vệ vùng đất mới. Các công trình lớn của ông còn để lại cho đời sau là:
*[[Kênh Thoại Hà]]: khởi đào vào năm [[1818]], dài hơn 30 [[kilômét|km]], nối rạch [[Đông Xuyên]] ([[Long Xuyên]]) với ngọn Giá Khê ([[Rạch Giá]]). Đào xong được vua [[Gia Long]] đã cho phép lấy tên ông để đặt cho tên núi ([[Thoại Sơn, An Giang|Thoại Sơn]]) và tên kênh ([[Kênh Thoại Hà|Thoại Hà]]).
*[[Kênh Vĩnh Tế]]: đào theo biên giới [[Hướng Tây Nam|Tây Nam]] nối liền [[Châu Đốc]]-[[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]] (tức nối sông Châu Đốc ra vịnh [[Thái Lan]]). Kênh dài hơn 87 [[kilômét|km]], huy động hàng vạn nhân công thực hiện từ năm [[1819]]-[[1824]] (có hoãn đào 4 lần). Con kênh được đặt tên theo tên vợ chính của ông, phu nhân [[Thoại Ngọc Hầu#Chánh thất|Châu Thị Tế]].
*Năm [[1823]], ông cho lập 5 làng trên bờ [[kênh Vĩnh Tế]] là [[Vĩnh Ngươn]], [[Vĩnh Tế, Châu Đốc|Vĩnh Tế]], [[Vĩnh Điều]], [[Vĩnh Gia, Tri Tôn|Vĩnh Gia]] và Vĩnh Thông<ref>Theo ''Địa chí An Giang'' (tập 2, tr. 242).</ref>. Liên quan đến việc mộ dân lập làng của ông, sử [[nhà Nguyễn]] có đoạn chép: ''"Án thủ Châu Đốc là Thống chế Nguyễn Văn Thụy trước mộ dân dời đến ở đất biên thùy, đặt ra 20 xã thôn, vay của công 1.900 quan tiền và 1.500 phương gạo cho dân, đã hoãn nhiều năm, dân vẫn chưa trả được. Đến nay Thụy đem của nhà trả bù cho dân"'' <ref>Trích trong ''[[Đại Nam thực lục]]'', tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007, tr. 584.</ref>.
*Năm [[1825]], ông cho đắp con đường từ Châu Đốc lên Lò Gò (tức thị trấn [[Angkor Borei]] ngày nay) - Sóc Vinh nối các làng với nhau rất tiện lợi trong việc đi lại cho nhân dân.<ref>{{Chú thích web|url = http://sontra.danang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc?articleId=52511|title = Thống chế Thoại Ngọc Hầu (1761-1829)|website = UBND quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng}}</ref>
Dòng 41:
*Năm [[1820]]: đánh dẹp được cuộc nổi dậy của Sãi Kế. Sãi Kế là người [[Khmer]] không rõ tung tích đã làm cuộc nổi dậy chống lại [[nhà Nguyễn]]. Quan quân chống không nổi. Khi thế lực lớn dần, Sãi Kế tự xưng là Chiêu Vương, dẫn thuộc hạ đi đánh phá nhiều nơi trong trấn Phiên An ([[Gia Định]]), và quấy nhiễu cả đất [[Campuchia|Cao Miên]]. Tổng trấn Gia Định Thành lúc bấy giờ là [[Lê Văn Duyệt]], liền sai [[Huỳnh Công Lý]], sau lại cử thêm Nguyễn Văn Tri, Nguyễn Văn Thoại mới đánh dẹp được. Sãi Kế bị chém chết tại trận<ref>Lược theo Nguyễn Văn Hầu, tr. 164-165.</ref>.
*Năm [[1821]], ông giữ chức Thống Chế bảo hộ Cao Miên, kiêm Án thủ Châu Đốc đồn, kiêm quản trấn Hà Tiên. Ghi nhớ công lao bảo hộ của ông, tháng 4 âm năm [[1824]], Nặc Ông Chân ([[Ang Chan II]]), hiến tặng nhà Nguyễn thông qua Nguyễn Văn Thoại (để trả ơn Thoại), 3 vùng Chân Sum (còn gọi là Chân Thành hay Chân Chiêm, nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Mật Luật (Ngọc Luật, cũng nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Lợi Kha Bát (Prey Kabbas tỉnh Takeo). Nhà Nguyễn chỉ lấy 2 đất Chân Sum và Mật Luật (Mật Luật sau thành đất huyện Tây Xuyên). Chân Sum sau được phân vào hai huyện Hà Âm và Hà Dương từng thuộc phủ Tĩnh Biên tỉnh Hà Tiên, trước khi chia về cho tỉnh An Giang.
*Năm [[1827]]: Lập đội quân Châu Đốc để phòng giữ [[Châu Đốc]], lập đội quân An Hải để phòng giữ [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]]. Cũng trong năm này, ông đã có chuyến về thăm quê hương là làng An Hải. Trong những ngày ở quê, ông đã cho lập lại chợ An Hải, đồng thời phụng cúng tiền của để xây dựng đình, chùa của làng. Đi ghi nhớ công lao, dân làng đã tôn vinh ông là hậu hiền <ref>Theo Bùi Xuân, ''Kỷ yếu'', tr. 167.</ref>.
*Tháng 9 năm [[1828]]: Dựng bia Vĩnh Tế sơn, còn gọi là bia "Thừa Đế lịnh tế cô hồn Vĩnh Tế tân kinh", bài văn khắc 730 chữ, nội dung tế cô hồn những dân, binh chết do đào kênh., cho thu nhặt và cải táng hài cốt của sưu dân đã mất trong khi đào [[kênh Vĩnh Tế]]...