Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 79:
 
=== Hoàng quyền tập trung và Kiến Văn tước phiên ===
[[File:Hongwu1.jpg|thumb|left|150px|[[Chu Nguyên Chương]] lật đổ triều Nguyên, kiến lập triều Minh.|thế=Chu Nguyên Chương lật đổ triều Nguyên, kiến lập triều Minh]]
Sau khi bình định thiên hạ, Minh Thái Tổ đại phong công thần, song do tính cách đa nghi nên ông có nghi kị với những công thần này. Minh Thái Tổ dựa vào đại án [[Hồ Duy Dung]] và [[Lam Ngọc]], gần như đem toàn bộ công thần diệt trừ<ref name="洪武專政">《明史:一個多重性格的時代》〈第一篇 第二章 開國制度與政治整肅〉. 第20頁-第45頁.</ref>. Thừa tướng Hồ Duy Dung rất được Chu Nguyên Chương sủng tín, song ngày càng hống hách, tấu chương đại sự trong triều trước tiên phải qua tay ông. Năm 1380, Minh Thái Tổ lấy tội danh chuyên quyền làm càn để giết Hồ Duy Dung cùng những người khác như Ngự sử đại phu Trần Ninh. Năm 1390, có người tố cáo [[Lý Thiện Trường]] và Hồ Duy Dung có quan hệ mật thiết, Lý Thiện Trường do đó bị ban chết. Tổng cộng, số người liên lụy là hơn ba vạn người, sử xưng "[[Hồ Duy Dung án]]"<ref name="洪武專政"/>. Sau đó, Minh Thái Tổ lấy tội danh ngông cuồng hống hách để giết Đại tướng quân Lam Ngọc, hơn một vạn năm nghìn người mất mạng trong tru di diệt tộc, sử xưng "[[Lam Ngọc án]]". Cùng với [[Không ấn án]] và [[Quách Hoài án]], gọi chung là [[Minh sơ tứ đại án]]. Đến lúc này, ngoại trừ [[Thang Hòa]] và [[Cảnh Bỉnh Văn]], gần như toàn bộ công thần đã bị giết. Minh Thái Tổ thông qua một loạt phương thức như đả kích công thần, cho đặc vụ đi giám thị mà tăng cường hoàng quyền, khiến trình độ chuyên chế của hoàng đế triều Minh vượt trên các triều đại trước đó tại Trung Quốc<ref name="洪武專政"/>.
 
Dòng 86:
Minh Thái Tổ phân phong cho các hoàng tử làm vương, để tăng cường biên phòng, che chắn cho hoàng thất. Trong đó, các phiên vương tại phương bắc có thế lực khá mạnh, lớn nhất là thế lực của Tần vương [[Chu Sảng]], Tấn cương [[Chu Cương]] và Yên vương [[Chu Lệ]]. Nhằm đề phòng trong triều đình có gian thần làm càn, Minh Thái Tổ quy định chư vương có thể dâng thư cho trung ương tróc nã gian thần, khi cần thiết nhận được mật chiếu của hoàng đế, lĩnh binh "tĩnh nạn" (ý là "bình định quốc nạn"). Đồng thời, nhằm đề phòng chư vương quá mạnh khó chế ngự, Minh Thái Tổ cũng đồng ý hoàng đế kế vị sau này khi cần thiết có thể hạ lệnh "tước phiên"<ref name="洪武專政"/>.
 
Năm 1398, Minh Thái Tổ từ trần, do Thái tử Chu Tiêu mất sớm nên Hoàng thái tôn [[Minh Huệ Đế|Chu Doãn Văn]] tức vị, niên hiệu Kiến Văn, tức Minh Huệ Tông. Nhằm củng cố hoàng quyền, Minh Huệ Tông cùng với các đại thần thân tín như [[Tề Thái]], [[Hoàng Tử Trừng]] mật mưu tước phiên. Chu vương Chu Túc, Đại vương Chu Quế, Tề vương Chu Phù, hay Tương vương Chu Bách trước sau bị phế trừ làm thứ nhân, hoặc bị giết. Đồng thời, Minh Huệ Tông lấy danh nghĩa biên phòng để điều tinh binh của Yên vương đi, chuẩn bị tước trừ Yên vương. Kết quả là Yên vương Chu Lệ theo kiến nghị của [[Diêu Quảng Hiếu]] lấy danh nghĩa "thanh quân trắc, tĩnh nội nạn" để khởi binh, cuối cùng nam hạ chiếm lĩnh kinh sư, đó là [[Tĩnh Nan chi biến]]. Chu Lệ tức vị, tức Minh Thành Tổ, niên hiệu Vĩnh Lạc. Minh Huệ Tông không rõ tung tích giữa đám cháy lớn trong cung thành<ref name="永樂與仁宣之治">《明史:一個多重性格的時代》〈第一篇 第三章 從創業到守成的轉變〉. 第46頁-第65頁.</ref>.
 
=== Vĩnh Lạc thịnh thế và Nhân-Tuyên chi trị===