Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyên tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Nguồn gốc và trạng thái hiện tại: AlphamaEditor, Executed time: 00:00:16.3366335
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 29:
'''Nguyên tử''' là đơn vị cơ bản của [[vật chất]] chứa một [[hạt nhân]] ở trung tâm bao quanh bởi [[Obitan nguyên tử|đám mây]] [[điện tích|điện tích âm]] các [[electron]]. [[Hạt nhân nguyên tử]] là dạng gắn kết hỗn hợp giữa các [[proton]] mang điện tích dương và các [[neutron]] trung hòa điện (ngoại trừ trường hợp của nguyên tử [[hiđrô]], với hạt nhân ổn định chỉ chứa một proton duy nhất không có neutron). Electron của nguyên tử liên kết với hạt nhân bởi [[tương tác điện từ]] và tuân theo các nguyên lý của [[cơ học lượng tử]]. Tương tự như vậy, nhóm các nguyên tử liên kết với nhau bởi [[liên kết hóa học]] dựa trên cùng một tương tác này, và tạo nên [[phân tử]]. Một nguyên tử chứa số hạt electron bằng số hạt proton thì trung hòa về điện tích, trong khi số electron nếu nhiều hoặc ít hơn thì nó mang điện tích âm hoặc dương và gọi là [[ion]]. Nguyên tử được [[bảng tuần hoàn|phân loại]] tuân theo số proton và neutron trong hạt nhân của nó: [[nguyên tử số|số proton]] xác định lên [[nguyên tố hóa học]], và [[số neutron]] xác định [[đồng vị]] của nguyên tố đó.<ref name=leigh1990/>
 
Tên gọi nguyên tử hóa học mà nay gọi đơn giản là "nguyên tử" là những đối tượng rất nhỏ với đường kính chỉ khoảng vài phần mười [[nano mét]] và có khối lượng rất nhỏ tỷ lệ với thể tích của nguyên tử. Chúng ta có thể quan sát nguyên tử đơn lẻ bằng các thiết bị như [[kính hiển vi quét chui hầm]]. Trên 99,94% khối lượng nguyên tử tập trung tại hạt nhân,<ref group=ct>Trong trường hợp của hiđrô-1, với 1 electron và 1 proton, khối lượng proton bằng <math>\begin{smallmatrix}\frac{1836}{1837} \approx 0.99946\end{smallmatrix}</math>, hay chiếm tới 99,946% tổng khối lượng nguyên tử. Tất cả những nuclit khác (đồng vị của hiđrô và tất cả nguyên tố khác) có nhiều nucleon hơn electron, do vậy tỉ số khối lượng của hạt nhân gần bằng với 100% đối với mọi loại nguyên tử, nhiều hơn so với hiđrô-1.</ref> với tổng khối lượng proton xấp xỉ bằng tổng khối lượng neutron. Mỗi nguyên tố có ít nhất một đồng vị với hạt nhân không ổn định có thể trải qua quá trình [[phân rã phóng xạ]]. Quá trình này dẫn đến biến đổi hạt nhân làm thay đổi số proton hoặc neutron trong hạt nhân nguyên tử.<ref name=slac_20090615/> Electron liên kết trong nguyên tử có những [[mức [[năng lượng]] ổn định rời rạc, hay [[obitan nguyên tử|obitan]], và chúng có thể chuyển dịch giữa 2 mức năng lượng bằng hấp thụ hay phát ra [[photon]] có năng lượng đúng bằng hiệu giữa 2 mức năng lượng này. Các electron có vai trò xác định lên tính chất hóa học của một nguyên tố, và ảnh hưởng mạnh tới tính chất [[từ tính]] của nguyên tử cũng như vật liệu. Những nguyên lý của [[cơ học lượng tử]] đã mô tả thành công các tính chất quan sát thấy của nguyên tử và là nền tảng cho lý thuyết nguyên tử và [[hạt hạ nguyên tử]] ([[Quark|hạt quark]], [[proton]], [[neutron]]...).
 
==Từ nguyên==
Dòng 139:
{{chính|Đồng vị|Đồng vị bền}}
 
Theo định nghĩa, bất kỳ hai nguyên tử với cùng số ''proton'' trong hạt nhân thì thuộc về cùng một [[nguyên tố hóa học]]. Các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số ''neutron'' là những đồng vị khác nhau của cùng một nguyên tố. Ví dụ, mọi nguyên tử hiđrô chỉ chứa một proton, nhưng có đồng vị không chứa neutron ([[hiđrô|hiđrô-1]], là dạng phổ biến nhất,<ref name=matis2000/> hay còn gọi là protium), chứa một neutron ([[deuteri]]), hai neutron ([[triti]]) và [[đồng vị hiđrô|nhiều hơn hai neutron]]. Các nguyên tố đã biết lập thành một tập nguyên tử số, từ nguyên tố chứa 1 proton hiđrô cho đến nguyên tố chứa 118 proton [[ununoctium]].<ref name=weiss20061017/> Tất cả các đồng vị đã biết của nguyên tố có nguyên tử số lớn hơn 82 là đồng vị phóng xạ.{{sfn|Sills|2003|pp=131–134}}<ref name=dume20030423/>
 
Các nhà vật lý hạt nhân biết khoảng 339 nuclit xuất hiện trong [[tự nhiên]] trên [[Trái Đất]],<ref name=lidsay20000730/> trong số đó 254 (khoảng 75%) nuclit không có tính phân rã, và thường gọi là "[[đồng vị bền]]". Tuy nhiên, chỉ 90 trong số những nuclit này là ổn định đối với mọi phân rã, thậm chí ngay cả trên lý thuyết. Còn lại 164 (trong tổng số 254) thì người ta vẫn chưa quan sát thấy chúng phân rã, vì trên lý thuyết chúng có mức năng lượng hạt nhân cao. Và các nhà khoa học thường phân loại chúng một cách hình thức thuộc dạng "bền". Thêm khoảng 34 nuclit phóng xạ có nửa thời gian sống hơn 80 triệu năm, đủ lâu để có mặt từ lúc hình thành [[Hệ Mặt Trời]]. Tổng số 288 nuclit này gọi là các nuclit nguyên thủy. Cuối cùng, có thêm khoảng 51 nuclit với nửa thời gian sống ngắn mà các nhà khoa học biết chúng tồn tại trong tự nhiên, như là sản phẩm phân rã của các nuclit nguyên thủy (như [[radi]] từ [[urani]]), hoặc là những sản phẩm của các quá trình năng lượng cao trong tự nhiên trên Trái Đất, như do các [[tia vũ trụ]] bắn phá (ví dụ, [[cacbon-14]]).<ref name=tuli2005/><ref group=ct>Bảng dữ liệu cập nhật xem tại [http://www.nndc.bnl.gov/chart Interactive Chart of Nuclides (Brookhaven National Laboratory)].</ref><!-- Xem bài [[danh sách nuclit]]. Những số này dẫn ra từ [[WP:CALC]] (bảng đếm), chứ không phải [[WP:OR]]-->