Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngụ binh ư nông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: sửa chính tả 3, replaced: bachkhoatoanthu.gov.vn → xxxx using AWB
xóa các nguồn tự xuất bản
Dòng 1:
'''Ngụ binh ư nông''' ([[chữ Hán]]: 寓兵於農), theo nghĩa [[tiếng Việt]] là "gửi binh ở nông: gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định", là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời [[phong kiến]] ở [[Việt Nam]], áp dụng từ thời [[nhà Đinh]] đến thời [[Nhà Lê sơ|Lê sơ]]<ref name="bachkhoathu">[http://dictionary.xxxx/default.aspx?param=13E5aWQ9MjM5OTQmZ3JvdXBpZD05JmtpbmQ9JmtleXdvcmQ9&page=23 "NGỤ BINH Ư NÔNG"]</ref>.
 
== Nội dung ==
Đây là chính sách xây dựng quân đội gắn liền với [[nông dân]], [[nông nghiệp]] và [[đồng quê|nông thôn]]. [[Quân đội nhà Đinh|Nhà Đinh]] là triều đại [[phong kiến]] đầu tiên ở Việt Nam áp dụng chính sách này. Bắt đầu từ thời Lý, quân đội được xây dựng mang tính chính quy và phân cấp thành quân triều đình (cấm quân đóng ở trong và xung quanh kinh thành, chịu trách nhiệm canh gác cung điện, phủ quan..., còn gọi là "thiên tử binh") và quân địa phương (quân ở các lộ, đạo, dân binh ở hương, động, sách... còn gọi là "lộ quân" hay "sương quân"). Sang thời Trần có thêm quân của các vương hầu nhưng số lượng không đáng kể. Sang thời Hậu Lê thì lực lượng này bị xoá bỏ, chính sách ngụ binh ư nông áp dụng cả với cấm quân ở kinh thành<ref name="bachkhoathu"/>. Từ thời [[nhà Mạc|Mạc]], áp dụng chế độ "lộc điền" (hay còn gọi là "binh điền") nhằm ưu đãi cho lực lượng quân đội, chính sách ngụ binh ư nông không còn được áp dụng<ref name="vsh52">Viện sử học (1996), sách đã dẫn, tr 52</ref>. Tới khoảng năm 1790, một dạng của phép ngụ binh ư nông được [[Gia Long|Nguyễn Ánh]] thi hành ở khu vực [[Gia Định]], miền cực nam [[Đại Việt]], theo đó binh lính cũng được huy động vào việc sản xuất [[nông nghiệp]]. Họ vừa tham gia chiến đấu vừa [[Gia Long#Ổn định Nam Hà|được khuyến khích lẫn bị bắt buộc cầy cấy]] để tận dụng các mảnh đất bị bỏ hoang vì chiến tranh<ref>Sơn Nam, sách đã dẫn, tr 55-56</ref>.
===Cách thức tuyển binh===
Cách thức tuyển binh được áp dụng tuỳ từng giai đoạn và từng loại quân như cấm quân, lộ quân hay phủ quân... Công việc này do các quan võ ở địa phương trực tiếp thực hiện dựa trên sổ hộ tịch mà các xã quan lập ra. Hàng năm các xã quan có trách nhiệm lập sổ hộ tịch, tiến hành kiểm kê dân đinh ở địa bàn mình quản lý. Trên cơ sở đó, xã quan phân dân sài thành các hạng: tôn thất; quan văn, võ; người hầu hạ; dân lưu xứ; hoàng nam; long lão (người già yếu); người tàn tật. Nhà Lý gọi những đinh nam từ 18 tuổi trở lên đến tuổi binh dịch được gọi là ''hoàng nam'', từ 20 tuổi trở lên gọi là ''đại hoàng nam''. Nhà Trần thì gọi từ 18 đến 20 tuổi là Tiểu hoàng nam, từ 20 tuổi trở lên là Đại hoàng nam.