Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thủy chiến Tonlé Sap”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, removed: __TOC__ using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 36:
Kể từ năm 967, [[quốc gia]] [[Champa]] đã hoàn toàn phân rã; dải đất nay là [[Nam Trung Bộ]] trở thành [[chế độ phong kiến]] với 5 tiểu quốc tự trị, trong đó, [[Vijaya (Champa)|Vijaya]] có vai trò như [[lãnh tụ]] của không gian [[Champa]], các tiểu quốc còn lại phải phụng cống xưng thần. Tuy khối [[Champa]] chỉ gồm những lãnh địa nhỏ yếu, nhưng cuộc sống rất phát đạt nhờ quảng đại [[giao thương]]. Theo ký sự của nhiều khách trú [[Trung Hoa]] hoặc [[Ấn Độ]], người [[Champa]] luôn ưa thích phục sức bằng [[vàng]] ròng, thậm chí thường may lẫn [[vàng]] vào [[áo]] [[quần]]. Vì lẽ đó, dường như người [[Champa]] phải trả giá đắt cho chính sự thịnh vượng của mình.
 
[[Đế quốc Khmer|Kampuchea]] dưới sự cai trị của [[Suryavarman II]] đạt tới tột đỉnh huy hoàng. Ngôi đền đồ sộ nhất của kinh đô [[Angkor]] được xây dựng trong 37 năm: [[Angkor Wat]], là nơi thờ thần [[Vishnu]]. Ông đã xâm chiếm đến nơi hiện nay là cực Bắc [[Lào]], phía Tây thôn tính được vương quốc [[Haripunjaya]] (nay là Trung phần [[Thái Lan]]) và một khu vực phía viễn Tây vốn thuộc vương quốc [[Pagan]], phía Nam lấn đến vương quốc [[Grahi]] (nay là tỉnh [[Nakhon Si Thammarat]] của [[Thái Lan]]), phía Đông lấn dần rồi đô hộ tất cả các tiểu quốc [[Champa]].
==Diễn biến==
Không còn nhiều [[ký ức]] được lưu lại về quãng thời gian đô hộ của [[Đế quốc Khmer|Kampuchea]], nhưng việc bị tước đoạt quyền tự trị đã khiến người [[Champa]] tức giận. Từ cực Nam, vị lãnh chúa có tước hiệu [[Po Klong Garai]] (lên ngôi vào năm 1167) đã triệu tập những tì tướng đáng tin cẩn nhất của mình, kín đáo chuẩn bị cho một cuộc phản kháng. Điều mà ông trù liệu ban sơ chỉ là thừa cơ hội [[Vijaya (Champa)|Vijaya]] suy yếu để cắt đứt mối quan hệ bất bình đẳng với thành quốc này; nhưng thành công quá chóng vánh trước những ứng phó kém cỏi của [[Vijaya (Champa)|Vijaya]] và cả đạo quân chiếm đóng [[Đế quốc Khmer|Kampuchea]] đã khiến [[Po Klong Garai]] cho rằng, đây là thời cơ hi hữu để [[Panduranga]] vươn lên thống trị khối [[Champa]]. Muốn vậy, [[Po Klong Garai]] phải gây dựng uy tín thông qua việc đương đầu với địch thủ truyền kiếp của người [[Champa]] - tức là triều đình [[Đế quốc Khmer|Kampuchea]] - dù thực tế là chế độ bảo hộ không lấy gì làm khắc nghiệt.
Dòng 42:
Sự may mắn đạt được của [[Po Klong Garai]] là khi người [[Đế quốc Khmer|Kampuchea]] mải miết hoàn tất đại công trình [[Angkor Wat]] cùng hàng loạt đền đài trong khu vực [[Angkor]], triều đình đắm chìm trong hoan tiệc hoặc những cuộc tranh vị đẫm [[máu]]. Các toán quân của [[Po Klong Garai]] bí mật men theo con nước triền [[sông Mekong]] để tiến vào các khu vực cư trú của người [[Đế quốc Khmer|Kampuchea]], khoảng cách ngắn từ [[Panduranga]] sang tới [[Angkor]] cũng là một thuận lợi tiếp theo cho [[Po Klong Garai]].
 
Trong một thời điểm chưa rõ vào năm 1177, lần đầu tiên người [[Champa]] đụng độ đế quốc [[Đế quốc Khmer|Kampuchea]] ngay trên [[lãnh thổ]] [[Đế quốc Khmer|Kampuchea]]. Lực lượng [[thủy quân]] tinh nhuệ từ [[Panduranga]] gặp phải một đạo quân mỏi mệt ít thao luyện của Kampuchea, đã gây ra một cuộc chiến kinh hoàng ở lưu vực hồ [[Tonlé Sap]]. Bản thân [[vua]] [[Tribhuvanadityavarman]]<ref name=Higham>Higham, C., 2001, The Civilization of Angkor, London: Weidenfeld & Nicolson, ISBN 9781842125847</ref>{{rp|120}}<ref name="Higham"/>{{rp|120}}<ref name=Coedes>{{chú thích sách|last= Coedès|first= George|authorlink= George Coedès|editor= Walter F. Vella|others= trans.Susan Brown Cowing|title= The Indianized States of Southeast Asia|year= 1968|publisher= University of Hawaii Press|isbn= 978-0-8248-0368-1}}</ref>{{rp|163–164,166}}<ref name="Coedes"/>{{rp|163–164,166}} bị giết nơi trận tiền khiến đội ngũ rối loạn, nhiều [[thuyền]] [[bè]] tự húc vào nhau rồi chìm, số còn sống sót thì tháo chạy ngược về [[Yaśodharapura]]. [[Po Klong Garai]] thừa thắng đã hạ lệnh toàn quân ruổi [[thuyền]] lên tận [[Siem Reap]], quan trấn thủ tại đây cũng vứt thành mà chạy. Sự kiện này được mô tả rõ rệt trên những bức [[tường]] Bayon và [[Banteay Chhmar]].
 
Quân đoàn [[Panduranga]] dễ dàng tiến vào được kinh đô [[Yaśodharapura]]. [[Po Klong Garai]] bỏ mặc cho [[binh sĩ]] thỏa thuê cướp bóc, chém giết và [[hiếp dâm]] với lý do trả đũa cho thời kỳ bị [[Đế quốc Khmer|Kampuchea]] áp bức. Hầu hết khu vực [[Yaśodharapura]], cùng với [[Angkor Wat]] bị quân [[Panduranga]] đốt phá tan hoang, mãi đến khi [[Jayavarman VII]] cởi được ách đô hộ của người [[Champa]] thì đại công trình này mới dần được phục hồi. Trong mấy năm sau sự biến hồ [[Tonlé Sap]], [[Đế quốc Khmer|Kampuchea]] mất phần lớn quyền tự trị, trở thành đối tượng bị chiếm đóng và áp bức tàn tệ. Từ địa vị kẻ chống ách đô hộ, [[Panduranga]] đã trở thành người xâm lược.