Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tào Tháo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 222.255.42.70 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Ohchick97
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 35:
</ref> Ông còn là một [[nhà thơ]] xuất sắc.{{Cần chú thích}} Ông và hai con trai [[Tào Phi]], [[Tào Thực]] được đời sau gọi là ''Tam Tào'', cùng với nhóm [[Kiến An thất tử]] và nữ sĩ [[Thái Diễm]] hình thành nên trào lưu mới trong văn học [[Nhà Hán#Bi kịch của giới học thuật thời Hán mạt.|thời Hán mạt]], gọi chung là [[Văn học Kiến An#Phong cốt Kiến An|Kiến An phong cốt]].
 
Trong gần 2000 năm qua, hình tượng Tào Tháo là một chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử Trung Quốc, hầu hết đều bị ảnh hưởng tiêu cực do tác phẩm "[[Tam Quốc diễn nghĩa]]". Hành động "Phụng thiên tử để lệnh chư hầu" của ông đã khai sáng ra một tiền lệ mới cho những đế vương khai quốc đời sau học theo, điển hình và thành công nhất là [[Đường Cao Tổ]] Lý Uyên. Hành động này không chỉ ảnh hưởng đến Trung Quốc phong kiến tương lai mà còn ảnh hưởng đến các nước đồng văn như [[Việt Nam]] hay [[Nhật Bản]]. Vì vương triều Tào Ngụy của Tào Tháo vẫn chưa hoàn thành được đại nghiệp thống nhất nên trong mắt [[Nho giáo]] truyền thống ông chỉ là kẻ gian tặc thoán nghịch.
 
Tuy nhiên kể từ thế kỷ 20, các học giả đã có nhìn nhận khác khách quan hơn về Tào Tháo. Những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc như [[Lỗ Tấn]] hay [[Quách Mạt Nhược]] đều đánh giá Tào Tháo là anh hùng. [[Mao Trạch Đông]] từng đánh giá Tào Tháo là vị đế vương mà ông khâm phục nhất, gọi ông là "''vua của các vua''".
 
== Thân thế ==
Hàng 637 ⟶ 639:
{{cquote|''Tào Tháo hùng tài đại lược, dũng cảm mưu trí hơn người nhưng cũng là người đa nghi, nham hiểm và tàn nhẫn... Ông đã dung hợp được 3 loại Pháp - Thuật - Thế trong tranh giành quyền lực, đồng thời có thể vận dụng linh hoạt, hay thay đổi. Đây là một tính cách đặc trưng... Chính vì tính cách con người Tào Tháo rất nhiều mặt nên đời sau cũng có những đánh giá về ông rất khác nhau<ref>Tào Hồng Toại, sách đã dẫn, tr 523 - 525</ref>.''|40px}}
Đối với tài quân sự của ông, [[Mao Tôn Cương]], nhà phê bình tác phẩm [[Tam quốc diễn nghĩa|Tam Quốc Diễn Nghĩa]], dù có thành kiến không tốt với Tào Tháo cũng thừa nhận rằng:{{cquote|''Việc binh của Tôn Quyền do Đại đô đốc quyết đoán. Việc quân của Lưu Huyền Đức do quân sư quyết đoán. Chỉ có Tào Tháo là tự tay nắm quyền hành quân, một mình quyết đoán. Tuy rằng có các mưu sĩ giúp mưu, nhưng phần quyết định cuối cùng bao giờ cũng do Tháo. Tháo tỏ ra xuất sắc hơn hẳn bề tôi. Thế thì Lưu Bị, Tôn Quyền không thể ví được với Tháo vậy. Cứ xem mỗi lần Tháo dự định mật kế, ban đầu các tướng đều không hiểu, sau khi thành công, các tướng mới thán phục. [[Đường Thái Tông]] có đề trên mộ Tháo rằng: "Nhất tướng chi trí hữu dư. Lương nhiên! Lương nhiên" Khen như thế thật đúng<ref name=autogenerated7>Nguyễn Tử Quang, sách đã dẫn, tr 56</ref>.''|40px}}
Tào Tháo đã vận dụng linh hoạt các phép tắc quân sự của Trung Hoa cổ đại. Trong thời gian 25 năm (196-220), Tào Tháo đã bình định hết các lộ chư hầu phương bắc, xây dựng chính quyền Tào Ngụy. Ngoài đóng góp về chính trị và quân sự, phải kể tới đóng góp trong khôi phục nông nghiệp thời loạn lạc của Tào Tháo. Thời chiến loạn, nhiều chư hầu không nghĩ tới sự sống chết của nông dân: khi cần lương thực thì lùng sục để giành lấy, nhưng sau khi có được lại phung phí, đến nỗi khi không còn lương thực để cướp đoạt thì tự suy yếu tan rã<ref>Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 659</ref> - điển hình trong số đó là [[Viên Thuật]]. Trong khi nhiều quân phiệt chỉ dùng chính sách cướp đoạt của nông dân thì chính sách đồn điền của Tào Tháo đã góp phần khôi phục nông nghiệp bị tàn phá, vừa giải quyết đời sống nông dân, vừa đảm bảo lương thực cho quân đội của ông. Chính điều đó là một trong những yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng của Tào Tháo ở trung nguyên. Đông Ngô, Thục Hán sở dĩ cũng có đủ thực lực, giữ được thế cân bằng với Tào Tháo và con cháu ông sau này nhờ sớm học tập chính sách phát triển đồn điền với mô hình tương tự của Tào Tháo trong khu vực mà họ quản lý<ref>Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 668</ref>.
Tào Tháo đã vận dụng linh hoạt các phép tắc quân sự của Trung Hoa cổ đại. Trong thời gian 25 năm (196-220), Tào Tháo đã bình định hết các lộ chư hầu phương bắc, xây dựng chính quyền Tào Ngụy.
Ngoài đóng góp về chính trị và quân sự, phải kể tới đóng góp trong khôi phục nông nghiệp thời loạn lạc của Tào Tháo. Thời chiến loạn, nhiều chư hầu không nghĩ tới sự sống chết của nông dân: khi cần lương thực thì lùng sục để giành lấy, nhưng sau khi có được lại phung phí, đến nỗi khi không còn lương thực để cướp đoạt thì tự suy yếu tan rã<ref>Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 659</ref> - điển hình trong số đó là [[Viên Thuật]]. Trong khi nhiều quân phiệt chỉ dùng chính sách cướp đoạt của nông dân thì chính sách đồn điền của Tào Tháo đã góp phần khôi phục nông nghiệp bị tàn phá, vừa giải quyết đời sống nông dân, vừa đảm bảo lương thực cho quân đội của ông. Chính điều đó là một trong những yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng của Tào Tháo ở trung nguyên. Đông Ngô, Thục Hán sở dĩ cũng có đủ thực lực, giữ được thế cân bằng với Tào Tháo và con cháu ông sau này nhờ sớm học tập chính sách phát triển đồn điền với mô hình tương tự của Tào Tháo trong khu vực mà họ quản lý<ref>Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 668</ref>.
 
Tuy nhiên, cũng bởi Tào Tháo đi theo con đường bá đạo<ref>Nguyễn Tử Quang, sách đã dẫn, tr 62</ref>, trọng lợi hơn trọng đức; dùng người cốt hiệu quả không tính đến phẩm chất đã gây ra những "tác dụng phụ" có liên hệ mật thiết đến sự suy vong nhanh chóng của triều đại Tào Ngụy sau này<ref name="autogenerated3">Tào Hồng Toại, sách đã dẫn, tr 524</ref>. Mầm quyền lực của cha con họ Tư Mã nhen nhóm, không lâu sau đã lấy ngôi của con cháu Tào Tháo như cách ông đã dần dần lấy ngôi của [[nhà Hán]]. Nhà Tấn thống nhất được toàn thiên hạ sau này, phần lớn là thụ hưởng cơ nghiệp mà Tào Tháo đã xây dựng<ref name=autogenerated7 />.
 
"Tam quốc diễn nghĩa" có bài thơ rằng:
 
:''Lạ thay giấc mộng ngựa cùng tàu,''
 
:''Điềm ứng rành rành Tấn nối Tào,''
 
:''Gian hùng hôm nay sao ấy nhỉ?''
 
:''Ngựa ngay trước mắt, mắt trông đâu''.
 
=== Lời tự sự nổi tiếng ===