Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bò Hà Lan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bệnh tật: sửa chính tả 3, replaced: 1 loại → một loại (3) using AWB
Dòng 11:
 
Bên cạnh đó, trong môi trường ẩm độ cao các loại côn trùng như ruồi, muỗi, ve rất nhiều, chúng không chỉ tấn công gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe của bò mà còn là trung gian truyền bệnh kí sinh trùng đường máu rất nguy hiểm. Ở những nơi mà thức ăn xanh cung cấp cho bò là cỏ cắt nơi đồng trũng, ven kênh rạch thì có nguy cơ cỏ này mang mầm bệnh như sán lá gan và kí sinh trùng đường ruột khác. Mặt khác, có sự thiếu kinh nghiệm trong chăn nuôi bò sữa Hà Lan cao sản ở hầu hết các chủ trại. Có nhiều chủ trại lần đầu tiên nuôi bò, không biết phát hiện bò lên giống, phát hiện viêm vú, không biết thế nào là căng thẳng nhiệt ở bò sữa từ đó đã làm tăng thêm hậu quả căng thẳng ở bò HF khi chuyển vùng.<ref name="vcn.vnn.vn"/>
 
Thông thường nhiều nước sử dụng lai cấp tiến giữa bò HF với bò địa phương để tạo ra con lai tỷ lệ cao máu bò HF hoặc nuôi HF thuần. Một số tổ hợp lai giống của bò Hà Lan trên thế giới là:
* Giống AFS là giống kháng ve, tạo ra từ bò đực Sahiwal và bò cái Friesian. Giống được thực hiện bằng lai giữa bò cái Friesian và bò đực Sahiwal. Những con bò lai F1 cho phối với nhau để tạo ra đàn hạt nhân AFS chứa 50% máu Friesian và 50% máu Sahiwal. Đàn quốc gia này được dùng để tạo bò đực cho kiểm tra đời con và bò cái cho đàn sản xuất sữa. Chỉ những con cái tốt nhất được giữ lại cho đàn hạt nhân, dựa trên năng suất sữa và kháng ve. Bò AFS đạt năng suất từ 2400 - 3500kg nuôi trong điều kiện gặm cỏ ở Queensland. Cao nhất 5500kg/chu kì.
* Giống bò Kamaduk ở Ấn Độ có 1/4 máu Brown swiss. 1/4 máu Friesian; 1/4 Jersey và 1/4 máu bò địa phương
* ở Sri Lanca, dùng đực HF và Jersey lai với cái địa phương đã được sind hoá và Sahiwal hoá nhưng chưa xác định được mức độ lai máu thích hợp, năng suất sữa của đàn F2 (3/4HF) thấp hơn so với F1.
* ở Jamaica sử dụng bò đực Sahiwal phối với bò cái châu Âu (Jersey, Friesian) và đến năm 1952 cho ra giống Jamaica Hope có 75% máu Jersey; 20% máu Sahiwal và 5% Friesian, năng suất khoảng 2700kg/chu kì.
* Bò đực HF phối giống cho đàn cái nền [[bò lai Sind]] tạo ra con lai đời 1 có 1/2 máu bò HF, gọi là F1 HF. Điểm nổi bật của con lai F1 HF này là năng suất sữa có thể đạt 2500- 3000kg/chu kì 300 ngày, sinh sản tốt, thích nghi rộng với nhiều vùng khí hậu nóng ẩm, dễ nuôi. Tiếp tục sử dụng tinh đực Hà Lan để phối cho cái F1 HF tạo ra con lai có 3/4 máu bò HF gọi là bò lai F2 HF. Từ đó đàn cái lai 3 máu sản xuất sữa (bò Vàng Việt nam, bò Red Sindhi và bò Holstein Friesian). Con lai F1 và F2 HF được nuôi rộng rãi ở những vùng nóng ở Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện giải pháp tăng đầu con, trong đó là sẽ tăng đàn tự nhiên từ đàn bò lai sữa hiện có; tăng đàn bò lai sữa từ lai tạo bò HF với bò nền lai Sind, Tăng đàn bò sữa từ nhập bò HF thuần và bò lai sữa<ref>http://vcn.vnn.vn/phat-trien-giong-bo-sua-o-viet-nam-hien-trang-va-giai-phap_n58215_g773.aspx</ref>.
 
==Chăn nuôi==