Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Voi chiến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 12:
Thời điểm voi chiến được dùng trong chiến trận đến nay vẫn chưa được xác định. Trong những bài tán trong [[kinh Vệ Đà]] thời văn minh Ấn Độ cổ đại có niên đại vào khoảng một ngàn đến hai ngàn năm [[Công Nguyên|TCN]] có nhắc đến voi dùng là phương tiện vận chuyển. Trong đó có chuyện về [[Indra]] và con voi thần [[trắng|màu trắng]], Airavata.<ref>[http://www.hinduwebsite.com/hinduism/vedicgods.asp. The Vedic Pantheon]</ref> Tập truyện [[Mahabharata]], có niên đại khoảng thế kỉ 8 TCN,<ref>Sankalia, 1963.</ref> và [[Ramayana]] (thế kỉ thứ 4 TCN) cũng ghi rằng voi được con người nuôi và dùng làm con vật chuyên chở nhưng không ghi gì về tượng binh hoặc việc dùng voi trong chiến trận.<ref>Nossov, p. 10.</ref> Trong các kinh văn nói về [[Chuyển Luân Thánh Vương]] (''Chakravartin'' &ndash; vị vua hiền đức trị vì toàn cõi Diêm Phù Đề trong dân gian Ấn Độ), tiêu biểu như kinh Hiền Ngu (''Bàlapandita sutta'') hay kinh Đại Thiện Kiến Vương (''Mahàsudassana sutta'') của [[Trường bộ kinh]] thuộc hệ Pali, [[Phật|Phật tổ]] [[Thích-ca Mâu-ni]] (''Shakyamuni Buddha'') để mô tả "báu voi trắng lớn" là một trong "bảy báu" &ndash; cách gọi ẩn dụ cho 7 yếu tố xây dựng sự thành công của Chuyển Luân Thánh Vương trong việc trị vì xã tắc. "Báu voi trắng lớn" là tượng trưng cho tiềm lực quân sự của quốc gia.<ref>[http://www.daophatngaynay.com/vn/tu-sach-dao-phat-ngay-nay/15942-b-phan-chanh-kinh-cac-kinh-ve-gia-dinh-xa-hoi-va-chinh-tri-23-kinh-chuyen-luan-thanh-vuong.html Kinh Chuyển Luân Thánh Vương]</ref>
 
[[Thời kỳ cổ đại]], [[văn minh Ấn Độ]] đề cao giá trị của loài voi trong chiến tranh. Họ ví rằng "Quân đội mà không có tượng binh thật đáng coi thường, khác gì rừng không có sư tử, nước không có vua, hay lòng can đảm mà đánh bằng tay không". Theo sử gia Hy Lạp [[Diodorus Siculus]], khi [[nữ vương]] [[Assyria]] là [[Semiramis]] xâm lược Ấn Độ, vua Ấn đã xây dựng một lực lượng tượng binh hùng mạnh để bảo vệ quốc độ. Semiramis không có voi nên dùng kế cho quân giết nhiều hương, nai rồi khâu da chúng thành hình dạng của voi. Những lớp da này được phủ lên thân lạc đà. Khi hai bên quyết chiến, quân Ấn ban đầu choáng ngợp vì họ luôn tin rằng phía Assyria không có voi; nhưng đến khi hai đoàn quân áp sát nhau, vua Ấn phát hiện rằng đoàn "tượng binh" của địch là giả. Ông thúc quân ào lên đánh tan quân Assyria và buộc Semiramis phải tháo chạy khỏi quốc độ Ấn.<ref name="Deborah81"/><ref>Samuel Griswold Goodrich, ''A pictorial history of the world, ancient and modern, for the use of schools'', trang 19</ref><ref name="Deborah81"/>
 
Một ghi nhận khác về voi chiến trong chiến tranh cổ đại xuất hiện trong sách "[[Persica]]" của [[Ctesias]], cũng là một sử gia Hy Lạp cổ.<ref name="AKurth101"/> Sách này cho hay vua Amoraios xứ Derbikes và các đồng minh Ấn Động đã triển khai voi chiến để chống lại quân xâm lược [[Đế quốc Ba Tư|Ba Tư]] do vua [[Cyrus Đại đế|Cyrus II]] chỉ huy vào năm 530 trước Công nguyên. Trận đánh diễn ra trên hướng đông bắc thượng nguồn sông [[Syr Darya]]; hai bên giao chiến ác liệt và đều chịu thương vong lớn. Thế trận xoay chuyển khi Amoraios xua tượng binh đột kích đánh tan kỵ binh Ba Tư, Cyrus bị trọng thương và được quân lính khiêng về doanh trại. Tuy nhiên, quân đội Ba Tư tiếp tục chiến đấu cho đến khi được quân tiếp viện xứ [[Sacae]] tiếp sức; người Derbikes cuối cùng cũng bị đánh bại và chấp nhận thần phục vương triều Ba Tư. Cả 2 vua Cyrus và Amoraios đều chết trận.<ref name="AKurth101">Amélie Kuhrt, ''The Persian Empire'', Tập 2, trang 101</ref>.
 
Từ Ấn Độ, việc sử dụng voi trong quân đội đã lan về phía Tây tới [[đế quốc Ba Tư|đế chế Ba tư]], nơi chúng được sử dụng nhiều trong các chiến dịch và lần lượt ảnh hưởng đến các chiến dịch của vua Hy Lạp [[Alexandros Đại đế|Alexandros]]. Sự chạm trán đầu tiên giữa người châu Âu và voi chiến Ba tư được ghi nhận tại [[trận Gaugamela]] (331 TCN), nơi người Ba Tư triển khai 15 voi chiến.<ref>Chinnock, p.38.</ref> Những con voi được đặt tại trung tâm của hàng ngũ của quân Ba Tư, và tạo ra một ấn tượng đối với quân đội [[Liên minh Kórinthos|Hy Lạp]], mà Alexandros cảm thấy cần phải hiến tế cho vị thần của sự sợ hãi vào tối hôm trước trận đánh - nhưng theo một số nguồn cho biết, những con voi này không thể triển khai trong trận chiến vì chúng đã phải hành quân dài ngày trước đó.<ref name="Nossov, p.19">Nossov, p.19.</ref> Alexandros đã đánh bại hoàn toàn quân Ba Tư tại Gaugamela, nhưng đã ấn tượng sâu sắc với nhũng con voi của kẻ thù và đã chiếm lấy 15 con voi đầu tiên này vào quân đội của mình, tiếp tục bổ sung thêm một số nữa khi đánh chiếm phần còn lại của Ba tư.
 
Vào thời điểm Alexandros tiến tới biên giới Ấn Độ 5 năm sau, ông đã có một số lượng đáng kể voi dưới quyền của mình. Khi quân Hy Lạp tấn công vua [[Porus]] vùng [[Punjab]] (Ngũ Hà) tại Pakistan ngày nay, Alexandros đã tự mình nhận thấy đối mặt với một lực lượng đáng kể từ 85 đến 100 con voi chiến<ref>Quintus Curtius Rufus (60-70 AD). Historiae Alexandri Magni. 8.13.6.</ref><ref>Metz Epitome. 54.</ref> tại [[trận sông Hydaspes]]. Alexandros đã diễn tập và tham gia chỉ với bộ binh và kị binh của ông, cuối cùng đánh bại lực lượng của Porus, bao gồm cả quân đoàn voi của ông ta, mặc dù chịu một số tổn thất. Tuy nhiên, khi tiến thêm về phía đông, Alexandros có thể thấy rằng [[vuơngvương quốc Magadha]] có thể triển khai đến 6000 voi chiến, một lực lượng lớn gấp nhiều lần số lượng phục vụ trong quân đội Ba Tư và Hy Lạp,mà đã làm nản lòng những người lính của Alexandros.<ref>[[Plutarchus|Plutarch]] (75 CE), [http://history.boisestate.edu/westciv/grecult/alexander.txt ''The Life of Alexander the Great'']</ref> Ngày trở về, Alexandros Đại đế đã thành lập một lực lượng voi để bảo vệ cung điện của mình tại Babylon, và giao phó việc lãnh đạo các đơn vị voi của mình cho một viên Quản tượng.<ref name="Nossov, p.19"/>
[[Tập tin:IRHT 126277-p.jpg|nhỏ|trái|[[Eleazar Maccabeus]] giết voi chiến và bị đè chết bởi nó (tranh minh họa trong sách ''[[Speculum Humanae Salvationis]]). ]]