Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kỳ đà”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Nuôi kỳ đà: sửa chính tả 3, replaced: dể → dễ using AWB
Dòng 169:
* Kỳ Đà đực: Gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi và có gờ, khi bóp vào gốc đuôi sẽ thấy gai giao cấu màu đỏ thẫm lòi ra ở lỗ huyệt.
* Kỳ Đà cái: Đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ lép, khi bóp vào gốc đuôi không có gai giao cấu lòi ra.
Về chuồng trại, đối với các trang trại, hộ gia đình nuôi với quy mô lớn (nuôi 100-200 con): xây chuồng với diện tích khoảng 100-150 m2), dài 12 – 15 m, rộng 8–10 m, cao 2 – 3 m, nền chuồng lát xi măng, xung quanh xây thành lát gạch men trơn để Kỳ Đà không bò ra ngoài được hoặc nếu không dùng gạch hoa thì ở trong chuồng cách nền chuồng 80 cm phải đóng tôn láng bao quanh tường. Trong chuồng, có thể làm hang bêtông hoặc để sẵn một số ống cống phi 0,1 - 0,2 m, dài trên 4 m, đảm bảo môi trường thích hợp cho Kỳ Đà ẩn trú, nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng…Phía trên phủ lưới để cho ánh nắng mặt trời chiếu vào. Trong chuồng ở phía sân chơi xây bể nước rộng khoảng 2 m2, cao 25 cm, có độ dốc để dễ thoát nước. Khoảng 40-60 m2 xây bịt kín như hang để Kỳ Đà ngủ, phần còn lại là sân chơi cho Kỳ Đà.
 
Đối với các hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ: xây chuồng Kỳ Đà theo từng ô với diện tích 10-12 m2 (nuôi 10 -15 con), dài 3 – 4 m, rộng 2 – 3 m, cao 0,5-1m, xung quanh tô láng để Kỳ Đà không bám tường leo ra ngoài, có hệ thống thoát nước hợp lý khi rửa chuồng hay xịt nước tắm cho Kỳ Đà. Phía trên có lưới mắt cáo bịt kín để Kỳ Đà không ra ngoài. Trở ngại lớn nhất là giúp chúng vượt qua được mùa đông giá rét. Vì thế, khi thiết kế chuồng nuôi cần chọn vị trí phù hợp trong không gian xanh và sử dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý như rọi đèn điện, xây hang bằng bêtông để đảm bảo nhiệt độ sống thích hợp cho chúng. Hàng ngày, vệ sinh chuồng 1 lần và cho ăn 1 lần vào lúc 11 giờ trưa.
 
Ngoài ra, nuôi giống này cũng chẳng cần quá cầu kỳ, thức ăn chúng ưa thích là nhái, cóc, thịt lợn, trứng chim cút... Trong các tháng trú đông (từ tháng 12 đến tháng 3), nhu cầu sử dụng thức ăn của chúng giảm hẳn. Thức ăn chủ yếu là phổi heo và các loại cá tạp. Thức ăn của kỳ đà là sâu bọ, côn trùng như cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, cánh cam, nhện, mối, gián, ong, bướm, cóc, ếch nhái, gà vịt, chim chóc hoặc có thể tập cho kỳ đà ăn mồi không cử động như trứng gia cầm, cua, tôm, cá hay thịt, lòng gia súc, gia cầm… Vào lúc chiều tối thả mồi côn trùng, sâu bọ hay chuột vào chuồng cho kỳ đà ăn. Mỗi con kỳ đà ăn khoảng 2 - 3 con chuột hay ếch nhái… là đủ bữa cho cả ngày.
 
==Trong văn hóa==