Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dân chủ trực tiếp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Các Phong trào chính đang Đấu tranh cho Dân chủ Trực tiếp: sửa chính tả 3, replaced: Nghị sỹ → Nghị sĩ using AWB
Lỗi chính tả, "bầu c" thay bằng "bầu cử".
Dòng 33:
Các ý kiến ủng hộ dân chủ trực tiếp có khuynh hướng chú trọng đến những sai lầm trong nhận thức trong một nền dân chủ khác, đó là [[dân chủ đại nghị|dân chủ đại diện]] hay [[dân chủ đại nghị]]:
 
* '''Không đại diện.''' Những người được bầu ra trong nền dân chủ đại nghị thường có khuynh hướng không đại diện theo tỉ lệ dân số trong khu vực bầu cử của họ. Họ dường như giàu có, có học thức hơn và họ cũng có tỉ lệ nam cũng như có số thành viên của nhóm sắc tộc đa số, nhóm dân tộc thiểu số, và tôn giáo cao hơn. Họ cũng có xu hướng tập trung vào một số ngành nào đó, như luật sư chẳng hạn. Các cuộc [[bầu c|bầu cử]] ở các khu vực bầu cử có thể giảm, nhưng không triệt tiêu, được những khuynh hướng đó. Nền dân chủ trực tiếp vốn đã mang tính đại diện vì có [[phổ thông đầu phiếu]], nơi mà ai cũng đi bầu được. Các nhà chỉ trích lại cho rằng dân chủ trực tiếp có thể không mang tính đại diện nếu không phải tất cả cử tri tham gia ở các cuộc bầu cử, và điều này dẫn đến kết quả là các nhóm khác nhau bị phân chia không đồng đều. Ở các cấp học cao hơn, đặc biệt là luật, dường như có nhiều lợi thế, trong khi đó lại bất lợi cho nhóm lập pháp.
* '''Tham nhũng.''' Việc tập trung quyền lực cho chính phủ đại diện bị một số người cho rằng có khuynh hướng tạo ra tham nhũng. Ở nền dân chủ trực tiếp, khả năng bị tham nhũng được giảm thiểu.
* '''Các đảng chính trị.''' Việc thành lập các đảng chính trị bị một số người cho là một việc ''bất đắc dĩ'' (necessary evil) của [[dân chủ đại nghị]], nơi các thủ đoạn thỏa hiệp thường dùng để các ứng viên được trúng cử.