Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tạ Quang Bửu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎1910-1945: Thời kỳ đầu: replaced: Cộng Sản → Cộng sản using AWB
Dòng 65:
Năm 1934, ông về nước. Từ năm 1935 đến năm 1942, ông dạy học ở Trường Providence, Huế.
 
Từ 1942 đến 1945, ông là VụGiám trưởngđốc Vụ nghiên cứu điện – nước Trung kì. Tháng 4/1943, ông tham gia đàm phán ở Đà Lạt.
 
==Tham gia Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa==
Tháng 8/1945, ông cùng luật sư [[Phan Anh]] ra Hà Nội tham gia chính quyền cách mạng. Từ tháng 9/1945 đến tháng 1/1946, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao trong chính phủ lâm thời, phụ trách giao thiệp với Mỹ và Anh.
 
Từ 11/1945 đến ngày Toàn quốc kháng chiến, ông vừa tham gia các công việc của Chính phủ, vừa giảng dạy Vật lý tại Trường Đại học Hà Nội. Từ 3/1946, ông được Quốc hội cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
 
Tháng 6/1946, ông tham gia đoàn đàm phán ở Fontainebleau, được đồng chí [[Phạm Văn Đồng]] cử sang Thụy Sĩ dự kỉ niệm 200 năm Hội Khoa học Thụy Sĩ và tìm hiểu mua vũ khí. Những ngày toàn quốc kháng chiến, ông được giao nhiệm vụ đảm bảo vận chuyển cơ sở vật chất - kĩ thuật quân sự lên chiến khu.
 
Tháng 7/1947, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ 8/1947 đến 8/1948, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao. Tháng 12/1947, ông là ủy viên Quân sự ủy viên hội.
 
Từ  9/1948 đến 1961, ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và kiêm nhiệm nhiều cương vị khác.
 
Năm 1954, ông tham gia đoàn đàm phán của chính phủ ở Genève.
 
==Sự nghiệp giáo dục==
 
Từ 1956 đến 1961, ông làm Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
 
Từ 1957 đến 1959, ông nhận thêm nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng tổ chức Khoa học Việt Nam.
 
Từ 1959 đến 1976, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Năm 1976 ông nghỉ hưu.
 
Ông còn là đại biểu Quốc hội liên tục từ khoá I đến khoá VI, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Xô.