Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Con lai ngan vịt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Unicodifying
Dòng 21:
Tại Đức, thụ tinh nhân tạo đối với thuỷ cầm được áp dụng từ những năm 60 của thế kỷ XX và hiện nay đang được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là sản xuất con lai ngan vịt.
 
Tại Thái Lan, năm 1999 Narin Thongwittaya cho biết 1  kg thịt con lai Muler có giá trị kinh tế cao gấp 1,5 lần so với 1  kg thịt vịt.
 
=== Ở Việt Nam ===
Việt Nam đã nghiên cứu tạo ra con lai ngan vịt bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo từ rất sớm. Năm 1986, Nguyễn Tấn Anh và Lương Tất Nhợ đã nghiên cứu thụ tinh nhân tạo giữa ngan nội với vịt Bầu và Anh Đào, kết quả cho thấy con lai có sức sống cao, tăng trọng nhanh song tỷ lệ ấp nở còn thấp.
 
Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã thành công trong việc lai ngan đực R71 với vịt cái CV-Super-M bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo sản xuất con lai thương phẩm nuôi lấy thịt, kết quả: tỷ lệ trứng có phôi đạt 82%; tỷ lệ nở đạt 82 – 85 % so với trứng có phôi; giảm 4 lần chi phí nuôi con đực so với giao phối tự nhiên (Giao phối tự nhiên tỷ lệ đực cái là 1/5; tương ứng với thụ tinh nhân tạo là: 1/20). Con lai Ngan - vịt có những ưu điểm: Khối lượng lúc 10 tuần tuổi: 3,3 – 3,4  kg/con; Tiêu tốn thức ăn 2,7 – 2,9  kg/kg trọng lượng; Tỷ lệ thịt xẻ lúc 10 tuần tuổi đạt 72%; Tỷ lệ mỡ 0,5 % (chỉ tiêu này của vịt và ngan là 0,6 – 0,7%); Tỷ lệ đạm 21%.
 
Năm 1996, Phạm Văn Trượng, Ngô Văn Vĩnh và Lương Thị Bột đã nghiên cứu lai kinh tế giữa ngan Pháp R31 với vịt CV - Super - M; kết quả con lai có sức sống cao, tỷ lệ nuôi sống đến 63 ngày tuổi đạt 100%; khối lượng cơ thể 63 ngày tuổi đạt 3.330 gram/con trong khi đó khối lượng cơ thể của ngan và vịt thuần chủng tương ứng là 2.363 gram/con và 3.090 gram/con.
Dòng 32:
Năm 2005, Ngô Văn Vĩnh, Hoàng Thị Lan, Lê Thị Phiên, Nguyễn Đức Trọng nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ có phôi trong thụ tinh nhân tạo để sản xuất con lai ngan-vịt giữa ngan R71 và vịt CV- Super - M; con lai được sinh ra có sức sống cao (tỷ lệ nuôi sống đến 70 ngày tuổi đạt 100%), nuôi đến 70 ngày tuổi đạt khối lượng 3.320,9 gram/con; tỷ lệ thịt xẻ cao, tỷ lệ thịt có giá trị là thịt lườn và thịt đùi đạt 33,4%. Cùng thời gian này, Nguyễn Văn Hải đã nghiên cứu khả năng sản xuất gan béo từ con lai ngan vịt và các dòng ngan Pháp (R51, R71, siêu nặng) nuôi ở điều kiện khí hậu mùa hè miền Bắc Việt Nam; kết quả cho thấy khi muốn sản xuất gan béo cho năng suất cao thì phải nuôi con lai ngan vịt hoặc đối với ngan thuần phải chọn đúng dòng ngan R71, và có thể sản xuất gan béo ngay tại điều kiện khí hậu mùa hè.
 
Năm 2006, con lai giữa ngan R71 và vịt M14 được sản xuất bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo có tỷ lệ nuôi sống đạt cao 100%; khối lượng cơ thể đạt 3.601,3 gram/con ở 10 tuần tuổi với tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 2,90  kg.
 
== Chú thích ==