Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lính tập”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Unicodifying
Dòng 10:
*Lính khố đỏ Cao Miên (tirailleurs cambodgiens).
 
Danh từ "lính khổ đỏ" xuất phát từ quân phục của nhóm này gồm quần áo chẽn, nón dẹp (sau đổi nón chóp), và giải thắt lưng [[đỏ|màu đỏ]] buộc ở [[bụng]], đầu giải buông thõng ở bẹn giống như cái [[khố]] nên người dân Việt mới gọi là "khố đỏ" tuy đúng ra người lính mặc [[quần]] chứ không phải [[khố]].
 
Ngoài lính khố đỏ còn có '''lính khố xanh''' ('''milicien à ceinture blue, garde provincial''') và '''lính khố vàng''' ('''milicien à ceinture jaune, garde royal à Hué''') với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, tuần tra. Lính khố xanh đóng ở các tỉnh, còn lính khố vàng đóng ở kinh đô Huế, lính khố lục canh gác phủ, huyện.
Dòng 47:
Người Pháp mộ lính người Việt để đánh [[Nhà Nguyễn|triều đình Huế]] từ năm 1860 khi họ chiếm được [[Đà Nẵng]]. Nhóm lính này không được tín nhiệm vì tỷ lệ [[đào ngũ]] khá cao. Mãi đến năm 1879 sau khi người Pháp đánh chiếm được toàn đất [[Nam Kỳ]] thì mới thành lập đội ngũ lính bản xứ hẳn hoi, tổng cộng là 1.700 người. Nhiệm vụ chính là phòng giữ và canh gác.
 
Năm 1882 khi vụ [[Henri Rivière]] đem quân ra đánh phá [[Bắc Kỳ]] rồi bị [[trận Cầu Giấy|mai phục]] chết ở [[Cầu Giấy]] vào Tháng Năm năm 1883 thì [[thống soái Nam Kỳ]] mới có lệnh chuyển lính khố đỏ Nam Kỳ ra Bắc để giúp quân đội Pháp. Trận đánh [[trận Sơn Tây (1883)|thành Sơn Tây]] được xem là trận giao chiến đầu tiên của lính khố đỏ. Sang năm 1884 với sắc lệnh ngày 13 Tháng Năm thì mới lập thêm đội lính khố đỏ Bắc Kỳ, chủ yếu mộ lính từ cộng đồng giáo dân theo [[thiên Chúa giáo|đạo Thiên Chúa]]; ít lâu sau thì người Pháp mở rộng việc thu nạp, không phân biệt lương dân hay giáo dân.
 
Đội lính khố đỏ Bắc Kỳ đông hơn, tổ chức thành bốn [[trung đoàn]] (''regiment'') với tổng số 14.000 lính<ref>Hoàng Cơ Thụy. tr 1399</ref> trong khi lính Nam Kỳ chỉ có một trung đoàn. Mỗi trung đoàn có bốn tiểu đoàn (''bataillon'') 1.000 người. Năm 1895 thì tăng lên thành năm trung đoàn lính khố đỏ Bắc Kỳ. Trung đoàn thứ năm có một số lớn dân thiểu số gốc [[Người Tày|Thổ]] và [[người Mường|Mường]]. Như vậy tới năm 1886, lực lượng lính tập bản xứ chiếm tới một nửa trong số khoảng 30 ngàn quân Pháp có mặt tại Bắc Kỳ, tạo điều kiện cho [[khâm sứ Trung Kỳ|Khâm sứ]] Pháp [[Paul Bert]] có thể rút dần một số đơn vị lính Âu về nước<ref>Karl Hack and Tobias Rettig, trang 137</ref>.
 
Trong số các trung đoàn bộ binh Bắc kỳ, ba trung đoàn đầu tiên thuộc biên chế do Hải quân Pháp trả lương; trung đoàn thứ tư thuộc Bộ Binh. Ngoài tra, tồn tại trong một thời gian ngắn trước khi bị giải tán, còn có một lực lượng lính Truy kích An Nam (''Chasseurs annamites''), lương trích từ ngân khố của [[triều đình Huế]].
Dòng 106:
==Lực lượng vệ binh bản xứ==
 
Sau khi củng cố vị trí của mình tại Đông Dương, Pháp cho tổ chức ở [[Liên bang Đông Dương]] lực lượng vệ binh bản xứ. Lực lượng này thành lập ngày 30 tháng 6 năm 1915 theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp, gồm toàn bộ binh lính người bản xứ (Đông Dương và [[Quảng Châu Loan]]) không thuộc lực lượng chính quy (quân đội thuộc địa của Pháp). Lực lượng này thuộc quyền chỉ huy tối cao của chính quyền Pháp, lúc bấy giờ gọi là Nguyên súy tổng thống Đông Dương quân vụ đại thần (''général commandant en chef de l'Indochine''). Ở mỗi kỳ thì do thống đốc Nam Kỳ, thống sứ Bắc kỳ và khâm sứ Trung kỳ chỉ huy.
 
Về mặt chức năng, họ có nhiệm vụ bảo đảm trật tự an ninh; canh gác công sở, trại giam tuyên giao thông; áp tải tội phạm, áp tải hàng hóa của chính quyền; đàn áp các cuộc khởi nghĩa và nổi dậy... Lực lượng cảnh sát đặc biệt toàn Đông Dương được coi như địa phương quân, được tuyển mộ như lính thuộc quân đội thuộc địa Pháp ở Đông Dương và sẵn sàng bổ sung cho quân đội thuộc địa khi cần theo lệnh của toàn quyền Đông Dương.
 
Thuộc lực lượng cảnh sát đặc biệt toàn Đông Dương có: vệ binh bản xứ (Garde Indigène; ở Bắc kỳ, Trung kỳ, Lào và Quảng Châu Loan thường gọi là lính khố xanh, ở Nam kỳ gọi là lính thủ bộ), vệ binh miền núi (Garde Montagnarde; thường gọi là lính dõng) và lính cơ (P. Milice). Quân số (đầu 1945) khoảng 22.000 người