Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Tự Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 162:
Trong lúc đó, Vương Đô tỏ ra lo sợ về thái độ của triều đình trung ương đối với mình; bởi vì Hậu Đường Minh Tông, theo ý của An Trọng Hối, đã quản lí các phiên trấn chặt chẽ hơn thời Trang Tông. Ngoài [[Vương Kiến Lập]], ông ta cũng gửi mật thư cho [[Hoắc Ngạn Uy]], Tiết độ sứ Bình Lư <ref>平盧, trị sở nay thuộc [[Duy Phường]], [[Sơn Đông]], [[Trung Quốc]]</ref>); Phùng Tri Ôn, Tiết đọ sứ Trung Vũ <ref>忠武, trị sở nay thuộc [[Hứa Xương]], [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]]</ref>); [[Mạnh Tri Tường]], và [[Đổng Chương]] để thiết lập một liên minh chống lại sự uy hiếp từ triều đình. Ông ta cũng tìm cách lôi kéo [[Vương Yến Cầu]] (tức [[Đỗ Yến Cầu]], đã trở lại tên thật), Tiết độ sứ Quy Đức <ref>歸德, trị sở nay thuộc [[Thương Khâu]], [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]]</ref>), người đang chỉ huy quân đội phía bắc chống lại sự xâm lấn của [[Khiết Đan]]. Nhưng [[Vương Yến Cầu]] báo sự việc về cho triều đình, Minh Tông ra lệnh thảo phạt Vương Đô, quân triều đình trao cho Yến Cầu chỉ huy. Yến Cầu xua quân bao vây Định châu, nhưng chỉ giữ thế bao vây và triệt đường lương thực để cô lập thành chứ không đánh vội. Quân [[Khiết Đan]] tìm cách cứu [[Vương Đô]] nhưng thất bại. Đầu năm [[929]], tướng của Vương Đô [[Mã Nhượng Năng]] mở cửa thành nghiêng tiếp quân triều đình; Vương Đô tự tử, kết thúc chiến dịch.<ref name=ZZTJ276/>
 
Lúc này, cả [[Mạnh Tri Tường]] [[và]] [[Đổng Chương]], rất lo lắng việc quân triều đình đang tập trung ở khu vực lân cận Lưỡng Xuyên là Chiêu Vũ <ref>昭武, trị sở nay thuộc [[Quảng Nguyên]], [[Tứ Xuyên]], [[Trung Quốc]]</ref>); Bảo Ninh <ref>保寧, trị sở nay thuộc [[Lãng Trung]], [[Tứ Xuyên]], [[Trung Quốc]]</ref>); và Vũ Tín (<ref>武信, trị sở nay thuộc [[Toại Ninh]], [[Tứ Xuyên]], [[Trung Quốc]])</ref>. Năm [[931]], họ chính thức tạo phản.<ref name=ZZTJ277/> (Tuy nhiên, theo sử gia hiện đại [[Bá Dương]], chính là do [[An Trọng Hối]] buộc hai tướng phải làm phản để có cớ giết họ.)<ref>''[[Bá Dương]] Edition of the Zizhi Tongjian'', quyển. 68 (930).</ref> Lý Tự Nguyên triệu tập quân đội, giao quyền chỉ huy cho [[Thạch Kính Đường]], thẳng tiến về Lưỡng Xuyên. Dù cho có những thành công ban đầu, quân đội triều đình bị sa lầy trong cuộc đối đầu với hai trấn, mắc kẹt tại Kiếm châu (Quảng Nguyên hiện nay). Quân đội Lưỡng Xuyên nhanh chóng kiểm soát Chiêu Vũ, Bảo Ninh, Vũ Tín và Vũ Thái <ref>武泰, trị sở nay thuộc [[Trùng Khánh]]</ref>). Cuối năm [[930]], Trọng Hối đề nghị được ra chiến trường, nhà vua đồng ý. Tuy nhiên, sau khi Trọng Hối đi rồi, thì [[Thạch Kính Đường]], vốn từ đầu đã không ủng hộ chiến dịch, đã dâng biểu nói lên những bất cập của cuộc viễn chinh. [[Chu Hoằng Chiêu]], từng là thân tín của [[An Trọng Hối]], hiện đang là Tiết độ sứ Phượng Tường <ref>鳳翔, trị sở nay thuộc [[Bảo Kê]], [[Thiểm Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>), cũng dâng biểu buộc tội Trọng Hối lập mưu chiếm giữ quân đội tây chinh. Nhà vua do đó triệu hồi Trọng Hồi, cách chức thủ tướng của ông ta, và giáng làm Tiết độ sứ Hộ Quốc<ref>護國, trị sở nay thuộc [[Vận Thành]], [[Sơn Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>. Sau đó An xin được trí sĩ, nhà vua cho cháu là Dương vương [[Lý Tùng Chương]] thay ông ta là Tiết độ sứ Hộ Quốc, nhưng Lý Tòng Chương sau đó, với sự cho phép của nhà vua, đã giết chết [[An Trọng Hối]] và phu nhân của ông ta (Sau khi Trọng Hối thất thế, Minh Tông khôi phục chức tước cho Lý Tùng Kha và Tiền Lưu, đổ lỗi cho Trọng Hối làm điều bậy bạ khiến Tiền Lưu, Đổng Chương và Mạnh Tri Tường bất mãn.)<ref name=ZZTJ277/>
 
Sau khi [[An Trọng Hối]] bị cách chức, [[Thạch Kính Đường]] rút quân khỏi Kiếm châu, trở về phía đông. Nhà vua tìm cách hòa giải với [[Đổng Chương]] và [[Mạnh Tri Tường]]. Tri Tường có ý mủi lòng, nhưng Đổng Chương vì cớ con trai ông ta là [[Đổng Quang Nghiệp]] và gia quyến bị tàn sát trong chiến dịch, không chịu bãi binh. Vì thế, Mạnh Tri Tường trở nên do dự. Tuy nhiên, khi [[Đổng Chương]] lập kế tấn công Tây Xuyên và chiếm giữ trấn này. Tuy nhiên, tướng dưới quyền Mạnh Tri Tường là [[Triệu Đình Ẩn]] đánh bại Đổng Chương, buộc ông ta phải lui quân về thủ phủ Đông Xuyên là Từ châu. Khi về đến nơi, các tướng sĩ Đông Xuyên nổi loạn, giết chết [[Đổng Chương]], rồi đầu hàng [[Mạnh Tri Tường]]. [[Mạnh Tri Tường]] kiểm soát được Lưỡng Xuyên. Minh Tông theo lời khuyên của [[Phạm Diên Quang]], đưa cháu của Tri Tường là Lý Tồn Úy đến úy lạo, thuyết phục ông ta quy phục triều đình.<ref name=ZZTJ277/> Tri Tường tuy chịu quy phục nhưng kể từ đó ông ta trên thực tế nắm hết quyền lực ở trấn và ngày càng trở nên kiêu ngạo. Sau đó Tri Tường còn yếu Minh Tông cho mình quyền kiểm soát sáu trấn ở Thiểm, Thục.<ref name=ZZTJ278>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷278|quyển. 278]].</ref>