Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Konstantinos VII”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Alphama Tool, General fixes
Unicodifying
Dòng 27:
| place of burial =
|}}
'''Konstantinos VII''' '''''[[Porphyrogennetos]]''''' hay '''''Porphyrogenitus''''', nghĩa là "Dòng dõi vương giả" ({{lang-el|Κωνσταντῖνος Ζ΄ Πορφυρογέννητος, Kōnstantinos VII Porphyrogennētos}}; [[2 tháng 9]], [[905]] – [[9 tháng 9]], [[959]]), là vị [[Hoàng đế]] thứ tư thuộc [[Nhà Makedonia|vương triều Makedonia]] của [[Đế quốc Đông La Mã]], trị vì từ năm 913 đến 959. Ông là con trai của Hoàng đế [[Leon VI]] và người vợ thứ tư [[Zoe Karbonopsina]], và cũng là cháu của tiên đế [[Alexandros (Hoàng đế Đông La Mã)|Alexandros]].
 
Hầu hết triều đại của ông đều chịu sự chi phối của các đồng nhiếp chính: từ năm 913 đến 919 là thời kỳ thái hậu Zoe buông rèm nhiếp chính, trong khi từ năm 920 đến 945 Konstantinos phải chia sẻ ngôi báu với người cha vợ [[Romanos Lekapenos]] cùng đám con cháu kế cận. Hoàng đế còn được biết đến với bốn tác phẩm nổi tiếng của mình gồm ''[[De Administrando Imperio]]'' (dịch sang tiếng Hy Lạp là Πρὸς τὸν ἴδιον υἱόν Ῥωμανόν), ''[[De Ceremoniis]]'' (Περὶ τῆς Βασιλείου Τάξεως), ''[[De Thematibus]]'' (Περὶ θεμάτων Άνατολῆς καὶ Δύσεως), và ''Vita Basilii'' (Βίος Βασιλείου).
 
Biệt danh của ông ám chỉ đến căn phòng màu tím của Cung thất được trang hoàng với [[pocfia]], nơi những đứa trẻ hợp pháp của các hoàng đế trị vì đã được sinh ra bình thường. Konstantinos cũng được sinh ra trong căn phòng này, mặc dù mẹ ông không được kết hôn với Leon tại thời điểm đó. Tuy nhiên, tính ngữ này lại cho phép ông nhấn mạnh đến địa vị của mình là một đứa con hợp pháp, trái với tất cả những người khác đã tuyên bố ngôi vị trong suốt cuộc đời họ. Những đứa con trai sinh ra cho một vị Hoàng đế trị vì thường được ưu tiên xếp vào dòng dõi thừa kế Đông La Mã hơn người con trai trưởng không sinh ra "trong màu áo tía".
 
==Triều đại==
Konstantinos chào đời tại kinh thành [[Constantinopolis]] vào ngày 2 tháng 9 năm 905, là một đứa con ngoài giá thú sinh ra trước cuộc hôn nhân thứ tư không hợp quy chuẩn. Để giúp hợp pháp hóa nó, bà mẹ đã lén sinh ông trong căn phòng màu tím của hoàng cung, vì thế mà Konstantinos có biệt danh là ''Porphyrogennetos''. Ông được phụ hoàng và hoàng thúc chọn lên ngôi mang tính tượng trưng khi mới lên hai tuổi vào ngày 15 tháng 5 năm 908. Sau cái chết của hoàng thúc Alexandros vào năm 913 và sự thất bại trong việc soán ngôi của [[Konstantinos Doukas]], ông chính thức kế thừa ngôi vị ở tuổi lên bảy dưới quyền nhiếp chính của [[Thượng phụ Constantinopolis]], [[Nicholas Mystikos]].
 
[[Tập tin:Constantine VII dining with Tsar Symeon of Bulgaria.jpg|thumb|left|240px|Konstantinos và Simeon dự tiệc]]
Thượng phụ Nicholas ngay sau đó buộc phải làm hòa với [[Simeon I của Bulgaria|Sa hoàng Simeon]] của [[Bulgaria]], người mà ông miễn cưỡng công nhận là Hoàng đế Bungaria. Vì sự nhượng bộ không mấy dễ chịu này mà Thượng phụ Nicholas đã bị Thái hậu Zoe đẩy ra khỏi chức nhiếp chính vương. Riêng bà cũng chẳng thành công gì hơn với người Bulgaria vì họ đã đánh bại người ủng hộ chính của mình là tướng quân [[Leon Phokas]] vào năm 917. Năm 919, quyền nhiếp chính của bà bị thay thế bởi [[đô đốc]] [[Romanos Lekapenos]], người đã gả con gái mình là [[Helena Lekapene]] cho Konstantinos. Romanos sử dụng vị trí của mình để thăng tiến lên tới chức ''[[basileopatōr]]'' vào tháng 5 năm 919 và ''kaisar'' ([[Caesar (danh hiệu)|Caesar]]) vào tháng 9 năm 919, rồi cuối cùng là đồng hoàng đế vào tháng 12 năm 920. Vì vậy chỉ trong một thơi gian ngắn tới tuổi thành niên trên danh nghĩa, Konstantinos đã bị che khuất bởi một Hoàng đế cấp cao.
 
[[Tập tin:Porphyrogenetus.jpg|thumb|250px|''Chúa Kitô đội vương miện cho Konstantinos VII'' (945)]]
Dòng 47:
 
[[Tập tin:Constantine VII (Roman emperor), deathbed.jpg|thumb|280px|left|Đoạn mô tả của [[Madrid Skylitzes]] về giây phút lâm chung của Konstantinos]]
Konstantinos cũng có mối quan hệ ngoại giao tích cực với triều đình các xứ ngoại quốc gồm [[caliph]] của [[Cordoba]] [[Abd ar-Rahman III]] và [[Hoàng đế La Mã Thần thánh]] [[Otto I]]. Ngoài ra còn thêm chuyến viếng thăm của nhiếp chính vương [[Rus Kiev]] là [[Olga của Kiev]] vào mùa thu năm 957. Nguyên nhân của chuyến đi này đến giờ vẫn còn mơ hồ; nhưng bà được rửa tội thành một người [[Thiên Chúa giáo]] với cái tên Helena và còn gửi các phái đoàn truyền giáo khuyến khích người dân của mình cải đạo sang [[Kitô giáo]]. Theo truyền thuyết thì Konstantinos VII đã phải lòng Olga nhưng bà tìm cách từ chối bằng cách đánh lừa ông trở thành [[cha đỡ đầu]] của mình. Sau khi rửa tội xong thì bà nói rằng sẽ thật khó coi nếu một người cha đỡ đầu lại đi cưới cô con gái mà mình đỡ đầu.<ref name=undefined <ref>{{chú thích sách|last= S. H. Cross and O. P. Sherbowizt-Wetzor (trans.)|title=The Russian Primary Chronicle: Laurentian Text|year=1953|publisher=Medieval Academy of America|location=Cambridge, MA|isbn=9780915651320|pages=82–83}}</ref>
 
Ít lâu sau Konstantinos VII qua đời ở Constantinopolis vào tháng 11 năm 959 và thái tử lên ngôi hiệu là [[Romanos II]]. Có tin đồn rằng Konstantinos đã bị người con trai hoặc cô con gái riêng của ông là [[Theophano (Hoàng hậu Đông La Mã)|Theophano]] đầu độc.
 
==Hoạt động văn học và chính trị==
Dòng 65:
<blockquote>
Ông cảm thấy rằng việc nghiên cứu lịch sử đã bị lãng quên một cách nghiêm trọng, chủ yếu là do số lượng lớn nguồn sử liệu. Vì thế ông đã quyết định rằng một lựa chọn dưới năm mươi ba tựa sách phải được làm từ tất cả các nhà sử học quan trọng hiện còn ở Constantinopolis; do đó ông hy vọng việc thu thập trong một phạm vi dễ quản lý hơn những phần có giá trị nhất của mỗi tác giả.... Trong năm mươi ba tựa sách vào các đoạn trích được chia, chỉ có sáu là còn tồn tại gồm: ''de Virtutibus et Vitiis; de Sententiis; de Insidiis; de Strategematis; de Legationibus Gentium ad Romanos; de Legationibus Romanorum ad Gentes''. Các tựa sách chỉ khoảng một nửa bốn mươi bảy phần còn lại là còn được biết đến.<ref>Moore, 127.</ref>
</blockquote>
 
==Gia đình==
Dòng 114:
}}
{{DEFAULTSORT:Konstantinos 07}}
[[Thể loại:Sinh 905]]
[[Thể loại:Mất 959]]
[[Thể loại:Nhà Makedonia]]