Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Markus Wolf”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 46:
[[hình:Bundesarchiv Bild 183-1989-1104-040, Berlin, Demonstration, Rede Markus Wolf.jpg|nhỏ|Wolf nói chuyện tại cuộc biểu tình Alexanderplatz , Berlin vào ngày 4 tháng 11 1989]]
 
Từ tháng 9 năm 1951, Wolf tham gia tại Berlin trong việc xây dựng cơ quan mật vụ của Đông Đức, "APN" (Außenpolitischer Nachrichtendienst:cơ quan tình báo đối ngoại), ngụy trang dưới danh nghĩa Viện nghiên cứu kinh tế. Ông trở thành Phó Vụ trưởng Vụ III (phản gián). 1952 Wolf được bổ nhiệm kế thừa Anton Ackermann làm vụ Trưởng APN. Wolf như vậy là người đứng đầu một mạng lưới gián điệp trên toàn thế giới với 4.600 nhân viên chính thức, hơn 10.000 nhân viên không chính thức, trên 1500 gián điệp tại [[Cộng hòa Liên bang Đức]], trong đó có 50 nguồn tin hàng đầu.
Tháng 8/1951, Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng XHCN thống nhất Đức quyết định thành lập [[Cục Tình báo chính trị]].
 
1953 cơ quan tình báo đối ngoại đã được nhập vào [[Stasi|Bộ An ninh Quốc gia]]. Nhân viên của ông được chọn đặc biệt, thường có học vấn cao hơn so với các nhân viên khác của Bộ An ninh Quốc gia và cho mình là tầng lớp ưu tú. Wolf được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục XV (tình báo nước ngoài), tên được thay đổi vào năm 1956, được gọi là Hauptverwaltung Aufklärung (HVA). Wolf được phong chức Thiếu Tướng và phục vụ như giám đốc gián điệp cũng như Thứ trưởng thứ nhất Bộ An ninh Quốc gia, ban đầu dưới Wollweber, sau đó là Erich Mielke. Trọng tâm chính của Wolf là gián điệp kinh tế tại Cộng hòa Liên bang Đức và gây ảnh hưởng đến chính sách của Tây Đức thông qua thông tin sai lệch với mục tiêu gây bất ổn.
Ngày 16/8, [[Cơ quan Tình báo đối ngoại]] của Đông Đức được thành lập (ẩn dưới tên gọi Viện Nghiên cứu kinh tế). Tháng 12/1952, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Cục Tình báo của Đông Đức khi chưa đầy 30 tuổi. Dưới thời Markus Wolf, [[Cơ quan Tình báo đối ngoại Đông Đức]] trở thành một trong những tổ chức hiệu quả nhất trên [[thế giới]].
 
Năm 1986, [[Đại tướng]] Markus Wolf nghỉ hưu. Nhân sự trong bộ máy công an của Đông Đức được báo chí, chính khách và quan tòa coi là kẻ thù của nhân dân. Ngày 15 tháng 1 năm 1990 Bộ Nội vụ Đông Đức bị dân chúng tấn công và phanh phui một số tài liệu cho thấy cảnh sát chính quyền [[Cộng hòa Dân chủ Đức|Đông Đức]] theo dõi từng người dân Đông Đức như thế nào làm cho dân chúng càng thêm phẫn nộ. Sau khi [[bức tường Berlin]] và chủ nhân của nó là chế độ Đông Đức sụp đổ, ông chạy sang [[Nga]]. Chính quyền thống nhất của nước Đức tố cáo ông tội phản quốc và bắt người trái phép. Là một người suốt đời phục vụ cho bộ máy tình báo Đông Đức, gây thù chuốc oán, ông biết ông sẽ bị truy nã, mặc dù nghỉ hưu đã được 4 năm. Tháng 8/1991, Markus trở về Đức và tình nguyện đến gặp cảnh sát và bị kết án 6 năm tù. Năm 1993 tòa án xử ông có tội, ông chống án và tháng 5/1995, Tòa án Hiến pháp Đức ra quyết định về việc không có thẩm quyền xét xử các cựu nhân viên tình báo Đông Đức. Quyết định này của chính phủ Đức đã ân xá cho Wolf và các chiến hữu của ông ta.