Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Washington (BB-56)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 138:
 
Trong ba phút tiếp theo sau, ''Washington'' bắn ra 42 quả đạn pháo 406 mm (16 inch) từ khoảng cách 17 km (18.500 yard), nhắm vào chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ ''Sendai''. Cùng lúc đó, dàn pháo hạng hai 127 mm (5 inch) đa dụng của nó cũng nhắm vào một tàu chiến khác vốn cũng đang bị chiếc ''South Dakota'' nả pháo. Trong khoảng thời gian từ 00 giờ 25 phút đến 00 giờ 34 phút, chiếc thiết giáp hạm đối đầu cùng tàu chiến đối phương ở khoảng cách 9 km (10.000 yard) bằng các khẩu pháo 127 mm (5 inch) của nó.
 
[[Tập tin:NavalGuadalcanalWashington.jpg|thumb|right|''Washington'' đang bắn pháo vào chiếc thiết giáp hạm Nhật ''Kirishima''.]]
Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là ''Washington'' không lâu sau đó giáp chiến cùng với ''Kirishima'' trong cuộc đối đầu giữa những thiết giáp hạm lần đầu tiên trong chiến tranh tại Thái Bình Dương. Trong bảy phút, được hướng dẫn bởi [[radar]], ''Washington'' đã bắn 75 quả đạn pháo 406 mm (16 inch) và 107 quả đạn 127 mm (5 inch) ở tầm xa từ 7.700 đến 11.600 m (8.400 - 12.650 yard), bắn trúng ít nhất chín quả đạn 406 mm và khoảng 40 quả đạn 127 mm, khiến ''Kirishima'' phải lặng tiếng và bốc cháy. Sau đó, các khẩu đội pháo 127 mm (5 inch) của ''Washington'' còn bắn vào các mục tiêu khác hiện diện trên màn hình radar.
 
Tuy nhiên, trận hải chiến ngoài khơi Guadalcanal không phải chỉ là một chiều. Hải pháo cùng [[ngư lôi Kiểu 93|ngư lôi Long Lance]] mạnh mẻ của lực lượng Nhật đã phá hủy bốn tàu khu trục của Lực lượng Đặc nhiệm 64. ''Walke'' và ''Preston'' trúng nhiều đạn pháo đủ các cỡ và bị đánh chìm; ''Benham'' bị hư hại nặng phía mũi tàu, trong khi ''Gwin'' đúng đạn phía sau đuôi tàu.
 
''South Dakota'' phải cơ động để tránh những chiếc ''Walke'' và ''Preston'' đang bốc cháy, nhưng không lâu sau lại trở thành mục tiêu của toàn bộ lực lượng bắn pháo Nhật Bản. Chiếc thiết giáp hạm chịu đựng nhiều phát đạn bắn trúng và hư hỏng hệ thống điện nên bị buộc phải rút lui, trong khi ''Washington'' di chuyển về phía Bắc thu hút hỏa lực đối phương về phía nó che chở cho đồng đội đang bị hư hại cũng như các tàu khu trục ''Benham'' và ''Gwin''. Thoạt tiên, các tàu chiến Nhật còn lại truy đuổi theo ''Washington'' nhưng chúng nhanh chóng tháo lui vì e ngại các khẩu pháo hạng nặng của chiếc thiết giáp hạm; sau đó chúng rút lui dưới sự che chở của một màn khói ngụy trang.
 
Sau khi ''Washington'' cơ động né tránh được các quả ngư lôi phóng ra bởi các tàu khu trục Nhật, trong đó nhiều quả phát nổ trên sóng phía sau tàu, nó gặp gỡ ''South Dakota'' sáng hôm sau và lên đường hướng về [[Nouméa]]. Sau các hoạt động tác chiến căng thẳng, ''Washington'' đã thể hiện trong chiến đấu tốt và thoát ra được mà không bị hư hại gì, ngoại trừ một quả đạn pháo 127 mm (5 inch) xuyên qua một trong những ăn-ten radar của nó mà không phát nổ. ''South Dakota'' không được may mắn như thế, phải chịu đựng những hư hỏng nghiêm trọng cho cấu trúc thượng tầng, với 38 người thiệt mạng và 60 người khác bị thương. Về phía Nhật Bản, họ bị mất chiếc thiết giáp hạm ''Kirishima'', khi chiếc tàu chiến trôi nổi với các đám cháy và các vụ nổ bùng phát, khiến phải bỏ tàu và sau đó bị đánh đắm. Một thiệt hại khác là chiếc tàu khu trục [[Ayanami (tàu khu trục Nhật)|''Ayanami'']], bị đánh đắm sáng hôm sau.
 
Trong khi ''South Dakota'' quay trở về New York để sửa chữa lớn, ''Washington'' ở lại khu vực chiến trường Nam Thái Bình Dương, đặt căn cứ tại New Caledonia và tiếp tục phục vụ như là soái hạm của Chuẩn Đô đốc Lee. Chiếc thiết giáp hạm tiến hành bảo vệ các đội đặc nhiệm tàu sân bay và các lực lượng đặc nhiệm tham gia chiến dịch Solomon tiếp diễn cho đến cuối [[tháng 4]] năm [[1943]], hoạt động chủ yếu cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 11, vốn bao gồm chiếc tàu sân bay [[USS Saratoga (CV-3)|''Saratoga'']], vốn vừa mới được sửa chữa sau khi trúng phải ngư lôi từ tàu ngầm Nhật; và cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 16 vốn được xây dựng chung quanh chiếc tàu sân bay [[USS Enterprise (CV-6)|''Enterprise'']].
 
''Washington'' khởi hành từ [[Nouméa]] vào ngày [[30 tháng 4]] năm [[1943]] hướng đến [[Hawaii]]. Trên đường đi, Lực lượng Đặc nhiệm 16 cùng tháp tùng; và cùng nhau về đến [[Trân Châu Cảng]] vào ngày [[8 tháng 5]]. Chiếc thiết giáp hạm, phục vụ như là một đơn vị và là soái hạm của Lực lượng Đặc nhiệm 60, tiến hành các cuộc tập trận tại vùng biển Hawaii cho đến ngày [[28 tháng 5]] năm [[1943]], sau đó nó vào [[xưởng hải quân Trân Châu Cảng]] để được đại tu.
 
''Washington'' tiếp nối các cuộc tập trận tại Hawaii sau khi hoàn tất các công việc sửa chữa và cải biến; và sau đó tham gia một đoàn tàu vận tải vào ngày [[27 tháng 7]] để hình thành nên Đội Đặc nhiệm 56.14, và hướng đến khu vực Nam Thái Bình Dương. Được tách ra vào ngày [[6 tháng 8]] năm, ''Washington'' đi đến [[cảng Havannah]] tại [[Efate]] thuộc quần đảo [[New Hebrides]] vào ngày [[7 tháng 8]]. Sau đó nó hoạt động tại vùng biển ngoài khơi Efate cho đến cuối [[tháng 10]], chủ yếu tham gia các cuộc tập trận chiến thuật cùng lực lượng đặc nhiệ tàu sân bay nhanh.
 
Rời cảng Havannah vào ngày cuối cùng của [[tháng 10]], ''Washington'' di chuyển trong thành phần của Đội Đặc nhiệm 53.2 bao gồm bốn thiết giáp hạm và sáu tàu khu trục. Ngày hôm sau, các tàu sân bay [[USS Enterprise (CV-6)|''Enterprise'']], [[USS Essex (CV-9)|''Essex'']] và [[USS Independence (CVL-22)|''Independence'']], cùng các đơn vị hộ tống của Đội Đặc nhiệm 53.3 gia nhập Đội Đặc nhiệm 53.2 và dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc [[Willis A. Lee]]. Các con tàu chiến tiến hành thực tập cơ động phối hợp cho đến ngày [[6 tháng 11]], khi các con tàu sân bay được cho tách khỏi đội hình. ''Washington'' cùng với các tàu hộ tống cho nó lên đường hướng đến [[Viti Levu]] thuộc [[quần đảo Fiji]], và đến nơi vào ngày [[7 tháng 11]].
 
== Chiến dịch quần đảo Gilbert ==
Tuy nhiên, bốn ngày sau, ''Washington'' lại lên đường cùng với Chuẩn Đô đốc Lee, lúc này được bổ nhiệm làm tư lệnh lực lượng Thiết giáp hạm Thái Bình Dương, cùng các đơn vị thuộc các hải đội thiết giáp hạm 8 và 9. Vào ngày [[16 tháng 11]] năm [[1943]], những chiếc thiết giáp hạm cùng lực lượng hộ tống với nó gặp gỡ Đội Đặc nhiệm 50.1 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc [[Charles A. Pownall]], vốn đặt cờ hiệu của mình trên tàu sân bay [[USS Yorktown (CV-10)|''Yorktown'']]. Lực lượng phối hợp này hướng về phía [[quần đảo Gilbert]] để cùng thực hiện ném bom hằng ngày xuống các vị trí của quân Nhật trên quần đảo Gilbert và [[quần đảo Marshall]], vô hiệu hóa chúng chuẩn bị cho cuộc đổ bộ sắp tới.
 
Vào ngày [[19 tháng 11]], máy bay xuất phát từ Đội Đặc nhiệm 50.1 đã tấn công [[Mili]] và [[Jaluit]] thuộc quần đảo Marshall, và tiếp tục không kích cho đến ngày [[20 tháng 11]], ngày mà các lực lượng Hải quân, Thủy quân Lục chiến và Lục quân Mỹ đổ bộ lên [[Tarawa (đảo san hô)|Tarawa]] và [[Makin (đảo)|Makin]] thuộc quần đảo Gilbert. Vào ngày [[22 tháng 11]], đội đặc nhiệm tung máy bay của nó ra tấn công Mili trong nhiều đợt; rồi sau đó, đội đặc nhiệm di chuyển để hoạt động tại khu vực phía Bắc Makin.
 
==Tham khảo==