Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trung quán tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎top: replaced: lí luận → lý luận, Lí luận → Lý luận using AWB
Dòng 13:
Vì tất cả mọi sự đều dựa lên nhau mà thành ([[duyên khởi]]), cho nên chúng không tồn tại độc lập, không có [[tự ngã]] (zh. 我, sa. ''ātman''), [[tự tính]] (zh. 自性, sa. ''svabhāva''), trống rỗng (sa. ''śūnya''). Cái trống rỗng, cái [[không tính|tính Không]] (sa. ''śūnyatā'') trong Trung quán tông có một ý nghĩa hai mặt: một mặt, [[không tính|tính Không]] không có một tự ngã nào; mặt khác, [[không tính|tính Không]] đồng nghĩa với sự [[giải thoát]], vì tính Không chính là bản thể tuyệt đối. Chứng ngộ được tính Không tức là giải thoát. Muốn đạt được điều này, người ta phải thoát khỏi tâm thức thị phi. Đối với Trung quán tông thì tính Không là thể tính cuối cùng, đồng nghĩa với [[Pháp thân]] (sa. ''dharmakāya''). Vì quan điểm Không toàn triệt nói trên mà Trung quán tông có khi được gọi là Không tông (sa. ''śūnyavādin'').
 
Muốn đạt được bản thể tuyệt đối, người ta phải vượt qua chân lí tương đối. Vì vậy phái này cũng có quan điểm riêng về "Chân lí hai mặt" ([[nhị đế]] 二諦, sa. ''satyadvaya''), họ gọi chân lí thông thường là '''tục đế''' hay Chân lí quy ước (thế tục đế 世俗諦, sa. ''saṃvṛtisatya''). Chân lí quy ước này dành cho hiện tượng và khái niệm thế gian, chúng vốn bị tính chất nhị nguyên quy định. Chân lí tuyệt đối, tối cao (đệ nhất nghĩa đế 第一義諦, sa. ''paramārthasatya'') thì giản đơn, không còn các mặt đối lập. luận thông thường có thể tiếp cận tục đế, tuy không phải là chân lí cuối cùng, nhưng chúng cũng có giá trị nhất định. Vì vậy, chấp nhận tính Không, vô ngã (sa. ''anātman'') hoàn toàn không phải phủ nhận kinh nghiệm của con người. Đời sống của một hành giả Trung quán tông cũng phải phản ánh quan điểm đó, nghĩa là, đối với bên ngoài, người đó cũng xem khổ như là có thật, cũng phải giữ giới và cố gắng giúp tất cả mọi người giải thoát.
 
Các tác phẩm của Long Thụ còn giúp phát triển ngành [[Nhân minh học]] (zh. 因明學, sa. ''hetuvidyā''). Ngành này cũng chịu ảnh hưởng của trường phái lớn thứ hai của Đại thừa Ấn Độ là [[Duy thức tông]] (sa. ''vijñānavādin'', ''yogācārin'') và ngược lại ngành Nhân minh học cũng mài dũa cho Trung quán tông những luận sắc bén. Trong lĩnh vực Nhân minh, Duy thức tông cũng góp phần quan trọng, trả lời những câu hỏi mà Trung quán tông không có ý kiến, không đề cập đến như cách phát sinh của thế giới hiện tượng.
 
==Sự phát triển==