Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần thoại Hy Lạp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tổng quan về lịch sử thần thoại: replaced: luân lí → luân lý using AWB
n →‎Các cách tiếp cận so sánh và phân tâm học: replaced: tâm lí → tâm lý using AWB
Dòng 194:
Sự phát triển của thần thoại học so sánh trong thế kỉ 19, cùng với những khám phá dân tộc học trong thế kỉ 20, đã thiết lập nên khoa học về thần thoại, hay [[thần thoại|thần thoại học]]. Kể từ thời Lãng mạn, tất cả những nghiên cứu về thần thoại đều mang tính so sánh. [[Wilhelm Mannhardt]], [[James George Frazer]], và [[Stith Thompson]] sử dụng cách tiếp cận so sánh để thu thập và phân loại các chủ đề văn hóa dân gian (folklore) và thần thoại<ref name="Brmyth">{{cite encyclopedia|title=myth|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}</ref>. Năm 1871 [[Edward Burnett Tylor]] xuất bản cuốn ''Primitive Culture'' (Văn hóa Nguyên thủy), trong đó ông áp dụng phương pháp so sánh và cố gắng giải thích nguồn gốc và sự tiến hóa của tôn giáo<ref name="AllenSegal">D. Allen, ''Structure and Creativity in Religion'', 9<br />* Robert A. Segal, ''Theorizing about Myth'', 16</ref>. Cách Tylor áp dụng trong nghiên cứu về văn hoá vật chất, các nghi thức và huyền thoại của các nền văn hóa cách biệt hẳn nhau đã ảnh hưởng tới [[Carl Jung]] và [[Joseph Campbell]]. [[Max Müller]] áp dụng khoa học mới về thần thoại học so sánh vào nghiên cứu thần thoại, trong đó ông phát hiện những tàn dư đã biến dạng của tín ngưỡng tự nhiên của người [[Aryan]]. [[Bronisław Malinowski]] nhấn mạnh vào cách thức thần thoại thực hiện các chức năng xã hội thông thường. [[Claude Lévi-Strauss]] và những nhà [[cấu trúc luận]] khác so sánh những mô hình và những mối quan hệ hình thức trong thần thoại trên khắp thế giới<ref name="Brmyth"/>.
 
[[Sigmund Freud]] đã giới thiệu một quan niệm sinh học và xuyên lịch sử (transhistorical) về con người và một quan điểm xem thần thoại như một cách biểu đạt những tư tưởng bị dồn nén. Cách diễn giải giấc mơ là nền tảng của cách diễn giải thần thoại Freud và quan niệm của Freud về việc nằm mơ thừa nhận tầm quan trọng của những mối quan hệ ngữ cảnh đối với sự diễn giải bất kì yếu tố riêng rẽ nào trong một giấc mơ. Đề xuất này tìm thấy một sự xích lại gần nhau quan trọng giữa các cách tiếp cận cấu trúc luận và phân tâm học đối với huyền thoại trong tư tưởng của Freud<ref>R. Caldwell, ''The Psychoanalytic Interpretation of Greek Myth'', 344</ref>. [[Carl Jung]] đã mở rộng cách tiếp cận tâm , xuyên lịch sử với lý thuyết về "vô thức tập thể" và các "nguyên mẫu" (''archetype'', tức các mô hình cổ xưa truyền lại), thường được mã hóa trong thần thoại, thứ nảy sinh từ nó<ref name="Br" />. Theo Jung, "các yếu tố cấu trúc hình thành nên huyền thoại cần phải xuất hiện trong tâm trí vô thức"<ref>C. Jung, ''The Psychology of the Child Archetype'', 85</ref>. So sánh phương pháp luận của Jung với lý thuyết của [[Joseph Campbell]], Robert A. Segal kết luận rằng "để diễn giải một huyền thoại Campbell đơn giản nhận diện những nguyên mẫu trong nó. Một diễn giải về ''Odýsseia'', chẳng hạn, sẽ chỉ ra đời sống Odysseus tuân theo một mô hình anh hùng. Jung, trái lại, xem sự xác định các nguyên mẫu chỉ đơn thuần là bước đầu tiên của sự diễn giải một thần thoại"<ref name="Segal">R. Segal, ''The Romantic Appeal of Joseph Campbell'', 332–335</ref>. [[Károly Kerényi|Karl Kerényi]], một trong những người sáng lập những nghiên cứu hiện đại về thần thoại Hy Lạp, đã từ bỏ quan niệm ban đầu của mình về thần thoại, để áp dụng các lý thuyết về nguyên mẫu của Jung cho thần thoại Hy Lạp<ref name="Graf38">F. Graf, ''Greek Mythology'', 38</ref>.
 
===Các lý thuyết về nguồn gốc===