Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Tự Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: : → : (3), của của → của, xử lí → xử lý (2) using AWB
n replaced: quản lí → quản lý (2) using AWB
Dòng 94:
=== Chiến dịch diệt Lương ===
 
Mùa hạ năm [[923]], Lý Tồn Húc tức hoàng đế vị ở Ngụy châu với quốc hiệu Đại Đường - sử gọi là nhà [[Hậu Đường]]. Tuy nhiên, cùng thời điểm đó, Hậu Đường phải đối mặt với rất nhiều mối đe dọa từ nhiều phía - [[Đế quốc]] [[Khiết Đan]] tiếp tục đe dọa Lư Long; [[Hậu Lương]] vừa mới đây đã nắm giữ được Vệ châu <ref>衛州, nay thuộc [[Bộc Dương]], [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]]</ref>, trước kia thuộc quyền quản của [[Lý Tự Chiêu]]. Từ sau khi Tự Chiêu tử trận, con ông ta là [[Lý Kế Thao]] nổi loạn chống lại [[Hậu Đường]] và xưng thần với [[Hậu Lương]]. Tuy nhiên, vào thời điểm này, một viên tướng của nhà [[Hậu Lương]] ở trấn Thiên Bình <ref>天平, trị sở nay thuộc [[Thái An]], [[Sơn Đông]], [[Trung Quốc]]</ref>, [[Lư Thuận Mật]] đã chạy trốn sang [[Hậu Đường]], và tiết lộ với Hậu Đường rằng [[Đái Tư Viễn]], đang là Tiết độ sứ Thiên Bình, để để hai tướng bị mất lòng dân, [[Lưu Toại Nghiêm]] và [[Yến Ngung]] trấn giữ thủ phủ của trấn là Vận châu (鄆州), chỉ cần tấn công bất ngờ là có thể thắng lợi. Khi Lý Tồn Húc hỏi ý Lý Tự Nguyên, do ông từ lâu đã muốn lấy lại danh tiếng sau trận Hồ Liễu Bi, chủ trương tấn công và tình nguyện dẫn quân đi tiên phong. Lý Tồn Húc đồng ý, và Lý Tự Nguyên dẫn 5000 binh sĩ bất ngờ tấn công vào cứ điểm gần bờ sông [[Hoàng Hà]], khiến Lưu và Yến không hề hay biết. Khi ông nhanh chóng tiến quân vào thành, [[Lưu Toại Nghiêm]] chạy trốn đến kinh đô [[Hậu Lương]] là Khai Phong. Lý Tồn Húc sau đó ủy nhiệm Lý Tự Nguyên là Tiết độ sứ Thiên Bình. Sau đó, hoàng đế [[Hậu Lương]] [[Chu Hữu Trinh]] (con trai Chu Ôn) thay thế Đái bằng [[Vương Ngạn Chương]], người này tìm cách cắt đứt đường chuyển lương giữa Vận châu và phần còn lại của [[Hậu Đường]] ở bờ bắc dòng sông bằng cách chiếm giữ những chỗ cạn ở Đức Thắng và Dương Lưu <ref>楊劉, nay thuộc [[Đông A]], [[Sơn Đông]], [[Trung Quốc]]</ref>. Ông nhanh chóng lấy được Đức Thắng, nhưng Dương Lưu vẫn ở trong tình trạng thủ thành chặt chẽ dưới sự chỉ huy của Lý Chu (李周), và Lý Tồn Húc sau đó xua quân bao vây Dương Lưu, đảm bảo duy trì liên lạc giữa Vận châu với phần còn lại của [[Hậu Đường]].<ref name=ZZTJ272/>
 
Sau sự kiện ở Dương Lưu, hoàng đế Hậu Lương nghe lời sàm ngôn, cách chức [[Vương Ngạn Chương]], dùng [[Đoàn Ngưng]] lên thay. Ông này dùng phương án tấn công từ bốn phía để chống lại [[Hậu Đường]]:
Dòng 170:
[[An Trọng Hối]] tìm cách kiềm chế họ bằng cách gửi người đến hai trấn làm phó sứ để giám sát hai tướng ([[Lý Nghiêm]] đến Tây Xuyên và [[Chu Hoằng Chiêu]] đến Đông Xuyên), khiến tình hình thêm căng thẳng. Mạnh Tri Tường giết chết [[Lý Nghiêm]] và [[Chu Hoằng Chiêu]] bị đuổi về Lạc Dương. Tuy nhiên, hai bên chưa lập tức trở mặt, và Minh Tông cho phép vợ của Mạnh Tri Tường, cũng tức là em gái của Trang Tông là [[Quỳnh Hoa trưởng công chúa (Hậu Đường)|Quỳnh Hoa trưởng công chúa]] và con bà là [[Mạnh Sưởng (Hậu Thục)|Mạnh Nhân Tán]] trở về đất Tây Xuyên đoàn tụ với [[Mạnh Tri Tường]].
 
Trong lúc đó, Vương Đô tỏ ra lo sợ về thái độ của triều đình trung ương đối với mình; bởi vì Hậu Đường Minh Tông, theo ý của [[An Trọng Hối]], đã quản các phiên trấn chặt chẽ hơn thời Trang Tông. Ngoài [[Vương Kiến Lập]], ông ta cũng gửi mật thư cho [[Hoắc Ngạn Uy]], Tiết độ sứ Bình Lư <ref>平盧, trị sở nay thuộc [[Duy Phường]], [[Sơn Đông]], [[Trung Quốc]]</ref>); [[Phùng Tri Ôn]], Tiết đọ sứ Trung Vũ <ref name="ReferenceA"/>); [[Mạnh Tri Tường]], và [[Đổng Chương]] để thiết lập một liên minh chống lại sự uy hiếp từ triều đình. Ông ta cũng tìm cách lôi kéo [[Vương Yến Cầu]] (tức [[Đỗ Yến Cầu]], đã trở lại tên thật), Tiết độ sứ Quy Đức <ref>歸德, trị sở nay thuộc [[Thương Khâu]], [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]]</ref>), người đang chỉ huy quân đội phía bắc chống lại sự xâm lấn của [[Khiết Đan]]. Nhưng [[Vương Yến Cầu]] báo sự việc về cho triều đình, Minh Tông ra lệnh thảo phạt Vương Đô, quân triều đình trao cho Yến Cầu chỉ huy. Yến Cầu xua quân bao vây Định châu, nhưng chỉ giữ thế bao vây và triệt đường lương thực để cô lập thành chứ không đánh vội. Quân [[Khiết Đan]] tìm cách cứu [[Vương Đô]] nhưng thất bại. Đầu năm [[929]], tướng của [[Vương Đô]] [[Mã Nhượng Năng]] mở cửa thành nghiêng tiếp quân triều đình; [[Vương Đô]] tự tử, kết thúc chiến dịch.<ref name=ZZTJ276/>
 
Lúc này, cả [[Mạnh Tri Tường]] [[và]] [[Đổng Chương]], rất lo lắng việc quân triều đình đang tập trung ở khu vực lân cận Lưỡng Xuyên là Chiêu Vũ<ref>昭武, trị sở nay thuộc [[Quảng Nguyên]], [[Tứ Xuyên]], [[Trung Quốc]]</ref>; Bảo Ninh <ref>保寧, trị sở nay thuộc [[Lãng Trung]], [[Tứ Xuyên]], [[Trung Quốc]]</ref>); và Vũ Tín <ref>武信, trị sở nay thuộc [[Toại Ninh]], [[Tứ Xuyên]], [[Trung Quốc]]</ref>. Năm [[931]], họ chính thức tạo phản.<ref name=ZZTJ277/> (Tuy nhiên, theo sử gia hiện đại [[Bá Dương]], chính là do [[An Trọng Hối]] buộc hai tướng phải làm phản để có cớ giết họ.)<ref>''[[Bá Dương]] Edition of the Zizhi Tongjian'', quyển. 68 (930).</ref> Lý Tự Nguyên triệu tập quân đội, giao quyền chỉ huy cho [[Thạch Kính Đường]], thẳng tiến về Lưỡng Xuyên. Dù cho có những thành công ban đầu, quân đội triều đình bị sa lầy trong cuộc đối đầu với hai trấn, mắc kẹt tại Kiếm châu (Quảng Nguyên hiện nay). Quân đội Lưỡng Xuyên nhanh chóng kiểm soát Chiêu Vũ, Bảo Ninh, Vũ Tín và Vũ Thái <ref>武泰, trị sở nay thuộc [[Trùng Khánh]]</ref>). Cuối năm [[930]], Trọng Hối đề nghị được ra chiến trường, nhà vua đồng ý. Tuy nhiên, sau khi Trọng Hối đi rồi, thì [[Thạch Kính Đường]], vốn từ đầu đã không ủng hộ chiến dịch, đã dâng biểu nói lên những bất cập của cuộc viễn chinh. [[Chu Hoằng Chiêu]], từng là thân tín của [[An Trọng Hối]], hiện đang là Tiết độ sứ Phượng Tường <ref>鳳翔, trị sở nay thuộc [[Bảo Kê]], [[Thiểm Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>), cũng dâng biểu buộc tội Trọng Hối lập mưu chiếm giữ quân đội tây chinh. Nhà vua do đó triệu hồi Trọng Hồi, cách chức thủ tướng của ông ta, và giáng làm Tiết độ sứ Hộ Quốc<ref>護國, trị sở nay thuộc [[Vận Thành]], [[Sơn Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>. Sau đó An xin được trí sĩ, nhà vua cho cháu là Dương vương [[Lý Tùng Chương]] thay ông ta là Tiết độ sứ Hộ Quốc, nhưng Lý Tòng Chương sau đó, với sự cho phép của nhà vua, đã giết chết [[An Trọng Hối]] và phu nhân của ông ta (Sau khi Trọng Hối thất thế, Minh Tông khôi phục chức tước cho [[Lý Tùng Kha]] và [[Tiền Lưu]], đổ lỗi cho Trọng Hối làm điều bậy bạ khiến [[Tiền Lưu]], [[Đổng Chương]] và [[Mạnh Tri Tường]] bất mãn.)<ref name=ZZTJ277/>