Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần thoại Hy Lạp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Các tư liệu văn học: replaced: xử lí → xử lý using AWB
n →‎Các vị thần Hy Lạp: replaced: quản lí → quản lý using AWB
Dòng 80:
[[Tập tin:Leda - after Michelangelo Buonarroti.jpg|nhỏ|Zeus, cải trang thành một con [[thiên nga]], quyến rũ [[Leda (thần thoại)|Leda]], nữ hoàng [[Sparta]]. Một bản sao thế kỉ 16 từ một bức tranh đã mất của [[Michelangelo]].]]
 
Theo thần thoại thời kì Cổ điển, sau khi đẩy lùi các Titan, chư thần mới của các nam thần và nữ thần được xác lập. Trong số các vị thần Hy Lạp chính có các vị thần Olympia, tức những thần cư trú trên đỉnh [[Núi Ólympos|Olympus]] dưới sự quản của Zeus. (Giới hạn số lượng các thần này ở con số 12 dường như là một ý tưởng tương đối hiện đại<ref name="Stoll8">H.W. Stoll, ''Religion and Mythology of the Greeks'', 8</ref>). Bên cạnh các thần Olympia, người Hy Lạp còn tôn thờ rất nhiều các vị thần đồng nội, thần satyr [[Pan (thần thoại|Pan]], các [[Nymph]] (các linh hồn của sông ngòi), các [[Nữ thần nước|Naiad]] (sống ở các khe suối), các [[Dryad]] (linh hồn cây), các [[Nữ thần biển|Nereid]] (cư ngụ ở biển), các thần sông, các [[Satyr]], và nhiều vị khác. Thêm vào đó, có các thế lực bóng tối ở âm phủ, như các [[Erinyes]] (hay Cuồng nộ), được cho là luôn truy đuổi những người phạm trọng tội với người có quan hệ máu mủ<ref name="BrRel">{{cite encyclopedia|title=Greek Religion|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}</ref>. Để vinh danh chư thần Hy Lạp cổ, các nhà thơ sáng tác các ‘’Bài ca Hómēros’’ (một tập hợp 33 bài ca)<ref name="Cashford174">J. Cashford, ''The Homeric Hymns'', vii</ref>. [[Gregory Nagy]] coi "những bài ca Hómēros như những khúc dạo đầu đơn giản (so với ''Thần phả''), mỗi bài khấn cầu một vị thần"<ref name="Nagy54">G. Nagy, ''Greek Mythology and Poetics'', 54</ref>.
 
Trong tập hợp đồ sộ các huyền thoại và truyền thuyết mà thần thoại Hy Lạp chứa đựng, các vị thần bản địa đối với dân Hy Lạp được mô tả có cơ thể căn bản như người nhưng được lí tưởng hóa. Theo [[Walter Burkert]], đặc tính xác định của thuyết nhân hình (''anthropomorphism'') Hy Lạp đó là "những vị thần Hy Lạp là những cá nhân, không phải những sự trừu tượng, như tư tưởng hay quan niệm"<ref name="Burkert182">W. Burkert, ''Greek Religion'', 182</ref>. Bất kể dưới hình thức nền tảng nào, các vị thần Hy Lạp cổ luôn có những năng lực phi thường: đáng chú ý nhất, các vị thần không bị bệnh tật, và họ không thể bị thương trừ trong những hoàn cảnh hi hữu. Những người Hy Lạp xem tính bất tử như đặc trưng phân biệt của các vị thần; tính bất tử này, cũng sự trẻ trung vĩnh viễn, được đảm bảo bởi việc sử dụng liên tục ''nectar'' và ''ambrosia'' - những đồ ăn thức uống của riêng các vị thần, khiến cho dòng máu thần thánh được thay mới trong huyết quản của họ<ref name="Stoll4">H.W. Stoll, ''Religion and Mythology of the Greeks'', 4</ref>.