Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiên Thai tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎top: replaced: chân lí → chân lý (2), Chân lí → Chân lý (3) using AWB
Dòng 1:
'''Thiên Thai tông''' (zh. ''tiāntāi-zōng'' 天台宗, ja. ''tendai-shū'') là một tông phái Phật giáo Trung Quốc do [[Trí Di]] (538-597) sáng lập. Giáo pháp của tông phái này dựa trên kinh ''[[Diệu pháp liên hoa kinh|Diệu pháp liên hoa]]'', do đó phái còn được gọi là '''Pháp Hoa tông'''.
 
Thiên Thai tông xem [[Long Thụ]] (sa. ''nāgārjuna'') là Sơ tổ vì ba quan điểm chính (Thiên Thai tam quán) của tông phái này dựa trên giáo lí của Long Thụ – đó là: Tất cả mọi hiện tượng dựa lên nhau mà có và thật chất của chúng là [[không tính|tính Không]] (sa. ''śūnyatā''). Mọi hiện tượng là biểu hiện của một thể tuyệt đối, đó là [[Chân như]] (sa. ''tathatā''). Tông phái này gọi ba chân đó là không (空), giả (假) và trung (中):
 
#Chân thứ nhất cho rằng mọi [[Pháp (Phật giáo)|pháp]] (sa. ''dharma'') không có một thật thể và vì vậy trống rỗng;
#Chân thứ hai cho rằng, tuy thế, các pháp vẫn có một dạng tồn tại tạm thời với thời gian và giác quan con người có thể nắm bắt được;
#Chân thứ ba tổng hợp hai chân đầu, cho rằng thể của sự vật lại không nằm ngoài tướng, không thể bỏ hiện tượng để tìm bản chất, thể và tướng là một.
 
Quan điểm này nhấn mạnh tính toàn thể và xuyên suốt của sự vật. Cái toàn thể và cái riêng lẻ là một. Toàn bộ các pháp có khác nhau nhưng chúng đan lồng vào nhau, cái này chứa đựng cái kia. Không, giả và trung chỉ là một và từ một mà ra.