Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vô ngã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thuyết Vô ngã trong Thượng Toạ bộ: replaced: tâm lí → tâm lý using AWB
n replaced: lí → lý (6) using AWB
Dòng 83:
Chúng ta không thể thấy Vô Ngã chỉ bằng đọc tụng Kinh hoặc suy nghĩ về nó mà phải thực hành thiền quán Tứ Niệm Xứ để thấy và biết Vô Ngã. Ghi chú: thiền quán Sắc Thọ Tưởng Hành Thức là đồng nghĩa với thiền quán Thân Thọ Tâm Pháp (Tứ Niệm Xứ).
 
Như vậy thì điểm tinh yếu trong giáo đức Phật là tất cả các pháp dù hữu vi hay vô vi đều vô ngã. Chấp nhận có "chân ngã" không đạt ích lợi trên con đường đạt giải thoát, là dính mắc vào tham ái (tự ngã), gây ra luân hồi đau khổ. Ngược lại, người ta nên bớt dính mắc những kiến giải về thế gian (tưởng giải của Tưởng Uẩn)mà thay vào đó thực hành thiền quán, để thấy sự thật VÔ NGÃ của Sắc Thọ Tưởng Hành Thức. Người chưa thực hành thiền quán Tứ Niệm Xứ thì thấy Vô Ngã vẫn là một lý thuyết nhưng người đã qua trải nghiệm thực hành thiền quán có kết quả thì thấy Vô Ngã là một sự thật chắc chắn. Một sự thật phũ phàng nhưng là sự thật. Cũng như ngày xưa người ta quan niệm mặt trời đi quanh trái đất nhưng sự thật phô bày ngược lại: trái đất đi xung quanh mặt trời vì người ta đã đi ra khỏi trái đất và thấy như vậy. Cũng vậy, Vô Ngã chỉ thấy được khi thực hành thiền quán Tứ Niệm Xứ.
 
==Thuyết Vô ngã trong Thượng Toạ bộ==
Câu hỏi giáo vô ngã thật sự là gì và có đúng là giáo của đức Phật lịch sử hay không đã gây nhiều cuộc tranh luận dài dẳng trong giới Phật học. [[Thượng tọa bộ|Thượng Toạ bộ]] (sa. ''sthaviravādin'', pi. ''theravādin'') và [[Thuyết nhất thiết hữu bộ|Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ]] diễn giảng những lời dạy của Phật bằng một cách mà, qua đó, họ quả quyết là không có một tự ngã nào, như chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong các tác phẩm của họ.
 
Từ ''attā'' (thân danh từ ''attan'') trong [[tiếng Pali]] là một đại từ phản thân chính quy (''regular reflexive pronoun''), được dịch thành "nơi chính người ấy", "chính tôi" tuỳ trường hợp. Nếu ''attā'' là một thật danh từ (''substantive'') thì cũng không phải lúc nào dịch là "ngã" cũng đúng, mà thỉnh thoảng chính xác hơn nếu ta sử dụng từ "bản chất", hay "nội tại [của người ấy]". Để diễn tả một "cá nhân" thì Thượng Toạ bộ dùng chữ Pali ''puggala'' (bổ-đặc-già-la 補特伽羅, sa. ''pudgala''), trong ngôn ngữ hằng ngày ta cũng có thể hiểu đây là chủ thể của các hoạt động tâm lý cũng như thân thể. Hai chữ khác thường gặp là ''satta'' (chúng sinh, sa. ''sattva'') hoặc từ ghép ''nāmarūpa'' (danh sắc), trong trường hợp này đặc biệt chỉ một "cá nhân được hợp thành".
Dòng 121:
 
==Bổ-đặc-già-la của Độc Tử bộ==
Độc Tử bộ được khai sáng bởi một cao tăng tên Độc Tử (sa. ''vātsīputra'') thuộc Thượng Toạ bộ. Trước khi hoà nhập tăng-già, vị này theo giáo Bà-la-môn. Tài liệu của trường phái này đã bị huỷ gần hết, chỉ còn bốn tác phẩm đã được dịch sang Hán văn trong [[Đại Chính Tân Tu Đại Tạng kinh]]. Ngoài ra, người ta có thể tìm thấy lập trường của Độc Tử bộ trong các bộ luận của các trường phái khác.
 
Đối nghịch quan điểm của các trường phái Phật giáo khác, Độc Tử bộ thừa nhận một bổ-đặc-già-la, một "cá nhân" và cá nhân này là chủ thể của sự tồn tại, sự chuyển biến và sự tịch diệt.
Dòng 175:
Ngoài ra, Độc Tử bộ còn đề xướng 15 thuyết mà trong đó, hai điểm rất quan trọng quy về thuyết vô ngã: 1. Có một thật thể bất hoại và 2. Chỉ có một cái tuyệt đối, là [[Niết-bàn]].
 
Giáo của Độc Tử bộ có thể xem là phản ứng trực tiếp đối đầu thuyết đạt-ma của Thượng Toạ bộ, đặc biệt là các học giả chuyên theo [[A-tì-đạt-ma]]. Độc Tử bộ tìm cách giải quyết vấn đề Phật lưu lại hiển nhiên khi nói đến thuyết vô ngã: Một mặt nói về sự tái sinh và giải thoát của một chúng sinh có vẻ như chúng sinh này tồn tại một cách cụ thể và mặt khác nói đến thuyết nhân duyên sinh và vô ngã mà vì thế, chúng sinh ấy không thể tồn tại. Độc Tử bộ biện luận rằng, nếu có tái sinh và giải thoát thì tất nhiên có một chủ thể tái sinh và đạt giải thoát.
 
Song song với vấn đề phải suy nghĩ như "làm mà không có người làm" cũng có một vấn đề thực tế khác: Tại sao một người nào đó phải trau dồi kiến thức, tuân thủ giới luật và thực hành thiền định nếu không phải chính ông ta thâu nhận những kết quả ấy? Đối với Độc Tử bộ thì luật nhân quả chỉ có ý nghĩa khi có một chủ thể tiếp nhận quả báo của chính mình làm, tốt cũng như xấu.
Dòng 218:
 
[[Thể loại:Phật học]]
[[Thể loại:Triết Phật giáo]]
[[Thể loại:Cá nhân]]