Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần thoại Hy Lạp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chủ nghĩa duy lý thời Hy Lạp hóa và La Mã: replaced: lí tính → lý tính using AWB
n replaced: lí → lý (6) using AWB
Dòng 62:
{{xem thêm|Thần Hy Lạp nguyên thủy|Cây phả hệ các vị thần Hy Lạp}}
 
Các "huyền thoại khởi thủy" hay "huyền thoại sáng tạo" thể hiện một nỗ lực nhằm làm cho vũ trụ trở nên có thể hiểu được theo ngôn ngữ con người và giải thích nguồn gốc thế giới<ref name="Klattx">Klatt-Brazouski, ''Ancient Greek and Roman Mythology'', 10</ref>. Phiên bản được chấp nhận rộng rãi hơn cả trước nay, dù không phải là một ghi chép triết về sự bắt đầu của tạo vật, được thuật lại bởi [[Hēsíodos]], trong ''[[Thần phả]]'' (''[[:el:Θεογονία|Theogonía]]'') của ông. Ông mở đầu với [[Chaos (thần thoại)|Chaos]], một thứ hư vô. Từ thứ trống rỗng này sinh ra [[Gaia (thần thoại)|Gaia]] (Trái Đất) và vài tạo vật thần thánh sơ khai khác: [[Eros]] (Tình Yêu), [[Abyss]] (tức [[Tartarus]]), và [[Erebus]]<ref name="Theogony116-138">Hesiod, ''Theogony'', [[s:Theogony|116–138]]</ref>. Không có sự trợ giúp của phái nam nào, Gaia cho ra đời [[Uranus (thần thoại)|Uranus]] (Bầu Trời) mà về sau thụ thai với bà. Từ sự kết hợp này mà sinh ra trước hết các [[Titan (thần thoại)|Titan]] - 6 nam: [[Coeus]], [[Crius]], [[Cronus]], [[Hyperion (thần thoại)|Hyperion]], [[Iapetus (thần thoại)|Iapetus]], và [[Oceanus]]; và 6 nữ: [[Mnemosyne]], [[Phoebe (thần thoại)|Phoebe]], [[Rhea (thần thoại)|Rhea]], [[Theia]], [[Themis]], và [[Tethys (thần thoại)|Tethys]]. Sau khi Cronus được sinh ra, Gaia và Uranus quyết định không sinh thêm Titan nào nữa. Thế hệ con tiếp theo của Gaia-Uranus là các quỷ khổng lồ một mắt [[Cyclops]] và [[Hecatonchires]] hay những Kẻ-Trăm-Tay, tất cả chúng bị ném vào Địa ngục Tartarus bởi Uranus. Điều này làm Gaia giận dữ. Cronus ("kẻ xảo quyệt, trẻ trung và tàn bạo nhất trong số những đứa con của Gaia"<ref name="Theogony116-138"/>), bị Gaia thuyết phục thiến cha mình. Ông làm điều này và trở thành người cai trị các Titan, rồi lấy Rhea, tức chị gái, làm vợ và các Titan khác trở thành triều đình của ông ta.
 
Sau đó, Gaia đã nói với Cronus rằng: "Con trai của con sẽ lật đổ con như con đã lật đổ cha mình". Điều đó làm Cronus hoảng sợ và khi Rhea sinh con, ông lập tức nuốt đứa con đó vào bụng. Rhea ghét điều này và lừa ông bằng cách giấu Zeus và quấn một hòn đá trong chiếc khăn tã, thứ mà Cronus nuốt. Khi Zeus đủ lớn, ông cho Cronus uống một thứ thuốc mê khiến ông ta nôn mửa, tuôn những đứa trẻ khác của Rhea ra ngoài cùng với hòn đá, vốn nằm trong dạ dày Cronus bấy lâu. Zeus sau đó đương đầu với Cronus trong một cuộc chiến kéo dài mười năm tranh ngôi chúa tể các vị thần, thường được gọi là cuộc chiến với các Titan (Τιτανομαχία, Titanomachía) do phần lớn các Titan tham chiến ở phe Cronus. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của các Cyclops (mà Zeus giải phóng từ Tartarus), Zeus và các anh chị em đã chiến thắng, trong khi Cronus và các Titan bị quẳng xuống giam ở [[Tartarus]]<ref name="Theogony713-735">Hesiod, ''Theogony'', [[s:Theogony|713–735]]</ref>. Zeus lấy chị gái của mình là Hera và 6 anh chị em chia nhau cai quản thế giới. Ai cũng cho mình là có công lớn nhất nên đều muốn được cai trị bầu trời (đỉnh Olympia), Zeus bèn chọn cách rút thăm và có sau đó: Poseidon cai quản biển cả, Zeus là bầu trời, không may cho Hades, ông phải cai quản địa ngục.
Dòng 82:
Theo thần thoại thời kì Cổ điển, sau khi đẩy lùi các Titan, chư thần mới của các nam thần và nữ thần được xác lập. Trong số các vị thần Hy Lạp chính có các vị thần Olympia, tức những thần cư trú trên đỉnh [[Núi Ólympos|Olympus]] dưới sự quản lý của Zeus. (Giới hạn số lượng các thần này ở con số 12 dường như là một ý tưởng tương đối hiện đại<ref name="Stoll8">H.W. Stoll, ''Religion and Mythology of the Greeks'', 8</ref>). Bên cạnh các thần Olympia, người Hy Lạp còn tôn thờ rất nhiều các vị thần đồng nội, thần satyr [[Pan (thần thoại|Pan]], các [[Nymph]] (các linh hồn của sông ngòi), các [[Nữ thần nước|Naiad]] (sống ở các khe suối), các [[Dryad]] (linh hồn cây), các [[Nữ thần biển|Nereid]] (cư ngụ ở biển), các thần sông, các [[Satyr]], và nhiều vị khác. Thêm vào đó, có các thế lực bóng tối ở âm phủ, như các [[Erinyes]] (hay Cuồng nộ), được cho là luôn truy đuổi những người phạm trọng tội với người có quan hệ máu mủ<ref name="BrRel">{{cite encyclopedia|title=Greek Religion|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}</ref>. Để vinh danh chư thần Hy Lạp cổ, các nhà thơ sáng tác các ‘’Bài ca Hómēros’’ (một tập hợp 33 bài ca)<ref name="Cashford174">J. Cashford, ''The Homeric Hymns'', vii</ref>. [[Gregory Nagy]] coi "những bài ca Hómēros như những khúc dạo đầu đơn giản (so với ''Thần phả''), mỗi bài khấn cầu một vị thần"<ref name="Nagy54">G. Nagy, ''Greek Mythology and Poetics'', 54</ref>.
 
Trong tập hợp đồ sộ các huyền thoại và truyền thuyết mà thần thoại Hy Lạp chứa đựng, các vị thần bản địa đối với dân Hy Lạp được mô tả có cơ thể căn bản như người nhưng được tưởng hóa. Theo [[Walter Burkert]], đặc tính xác định của thuyết nhân hình (''anthropomorphism'') Hy Lạp đó là "những vị thần Hy Lạp là những cá nhân, không phải những sự trừu tượng, như tư tưởng hay quan niệm"<ref name="Burkert182">W. Burkert, ''Greek Religion'', 182</ref>. Bất kể dưới hình thức nền tảng nào, các vị thần Hy Lạp cổ luôn có những năng lực phi thường: đáng chú ý nhất, các vị thần không bị bệnh tật, và họ không thể bị thương trừ trong những hoàn cảnh hi hữu. Những người Hy Lạp xem tính bất tử như đặc trưng phân biệt của các vị thần; tính bất tử này, cũng sự trẻ trung vĩnh viễn, được đảm bảo bởi việc sử dụng liên tục ''nectar'' và ''ambrosia'' - những đồ ăn thức uống của riêng các vị thần, khiến cho dòng máu thần thánh được thay mới trong huyết quản của họ<ref name="Stoll4">H.W. Stoll, ''Religion and Mythology of the Greeks'', 4</ref>.
 
Mỗi vị thần xuất thân từ một phả hệ riêng, theo đuổi những mối quan tâm khác nhau, có một thẩm quyền nhất định, và có cả một cá tính độc nhất; tuy nhiên, những mô tả này nảy sinh từ vô số những biến thể cổ xưa có tính địa phương, mà chính chúng không luôn luôn nhất trí với nhau. Khi các vị thần được nhắc đến trong thơ ca, lời cầu nguyện hay lễ tế, họ thường được liên hệ bởi một tổ hợp các tên gọi và tính ngữ, thứ xác định họ bởi những sự khác biệt này (tên gọi, tính ngữ) với các biểu diễn khác về chính họ (ví dụ, ''Apollo Musagetes'' - "[[Apollo]], chỉ huy các [[Muse]]" gắn với vai trò thần nghệ thuật, trong khi ''Apollo Argyrotoxus'' - "Apollo, vị thần với cung bạc" ứng với vai trò thần săn bắn). Tương tự, thuộc ngữ có thể xác định một khía cạnh đặc biệt và có tính địa phương của vị thần, và đôi khi được cho là cổ xưa ngay từ thời Cổ điển của Hy Lạp.
Dòng 144:
''Tập Anh hùng ca'' (Epikos Kyklos), một tuyển tập các sử thi anh hùng, bắt đầu với những sự kiện dẫn đến chiến tranh: [[Eris (thần thoại)|Eris]] và [[quả táo vàng]] của Kallisti, [[sự phân xử của Paris]], vụ bắt cóc [[Helen thành Troia|Helen]], lễ hiến tế [[Iphigenia]] ở [[Avlida|Aulis]]. Để lấy lại Helen, những người Hy Lạp thực hiện một chuyến viễn chinh vĩ đại dưới quyền tổng chỉ huy của anh trai [[Menelaus]], Agamemnon, vua của Argos hay [[Mycenae]], nhưng những người Troia từ chối trả lại Helen. ''Iliad'', được đặt trong bối cảnh năm thứ mười của cuộc chiến, kể về mối bất hòa giữa Agamemnon và Achilles, người là chiến binh Hy Lạp ưu tú nhất, và cái chết nối tiếp nhau của người bạn yêu dấu của Achilles là [[Patroclus]] và con út của vua Troia [[Priam]], [[Hector]]. Sau cái chết của Hector, Troia được hỗ trợ thêm bởi hai đồng minh bên ngoài, [[Penthesilea]] - nữ hoàng của bộ lạc [[chiến binh Amazon|Amazon]], và [[Memnon (thần thoại)|Memnon]], vua của [[Ethiopia]] và con trai của nữ thần bình minh [[Eos]]<ref name="TrBr">{{cite encyclopedia|title=Troy|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}</ref>. Achilles tiêu diệt cả hai người, nhưng Paris đã giết Achilles với một mũi tên cắm vào gót chân, phần duy nhất của cơ thể ông có thể bị thương tổn của bởi vũ khí con người. Trước khi chiếm được Troia, những người Hy Lạp phải chiếm được bức tượng gỗ (gọi là ''Palladium'') Pallas Athena bảo vệ sự tồn vong của thành phố. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của Athena, họ xây dựng [[Con ngựa thành Troia|Con ngựa gỗ thành Troia]]. Bất chấp những sự cảnh báo của con gái Priam là [[Cassandra]], dân chúng Troia bị thuyết phục bởi [[Sinon]], một người Hy Lạp giả vờ đào ngũ, đã đem con ngựa gỗ khổng lồ vào trong bức tường thành Troia để hiến cho Athena; thầy tư tế Laocoon, người cố gắng tiêu hủy con ngựa, đã bị giết bởi những con rắn biển. Vào ban đêm người Hy Lạp hành quân trở lại, và lính Hy Lạp từ trong con ngựa chui ra mở cổng thành. Trong cuộc cướp phá triệt để sau đó, Priam và những con trai còn lại bị giết; những người phụ nữ bị bắt làm nô lệ ở nhiều thành bang Hy Lạp khác nhau. Những chuyến hành trình hồi hương của những chỉ huy quân Hy Lạp (bao gồm những chuyến lưu lạc của [[Odysseus (thần thoại)|Odysseus]] và Aeneas, và sự sát hại Agamemnon) được kể trong hai anh hùng ca, ''[[Nostoi]]'' (''Những cuộc trở về'') đã thất lạc và ''Odýsseia'' của Hómēros <ref name="HeliosTr">{{cite encyclopedia|title=Trojan War|encyclopedia=Encyclopaedia The Helios|year=1952}}</ref>. Tập anh hùng ca Troia cũng bao gồm những cuộc phiêu lưu của thế hệ con cháu những người tham chiến ở Troia (ví dụ như [[Orestes (thần thoại)|Orestes]] và [[Telemachus]])<ref name="TrBr"/>.
 
Cuộc chiến thành Troia cung cấp rất nhiều chủ đề và trở thành nguồn cảm hứng chính cho các nghệ sĩ Hy Lạp cổ đại (chẳng hạn các phù điêu ở [[Đền Parthenon|Parthenon]] mô tả vụ cướp thành Troia); sự ưa chuộng đối với các chủ đề xuất phát từ tập anh hùng ca Troia trong nghệ thuật chỉ ra tầm quan trọng của nó đối với văn minh Hy Lạp<ref name="HeliosTr"/>. Tập anh hùng ca thần thoại tương tự cũng đã gây cảm hứng cho một loạt các tác phẩm văn học châu Âu về sau. Ví dụ, các tác giả châu Âu Trung cổ về Troia, không tiếp cận Hómēros từ tác phẩm gốc, đã tìm thấy trong truyền thuyết về Troia một nguồn truyện kể anh hùng và lãng mạn dồi dào và một khuôn khổ thuận tiện phù hợp với những tưởng phong nhã và thượng võ - tinh thần hiệp sĩ - của họ. Các tác giả thế kỉ 12, như [[Benoît de Sainte-Maure]] (''Roman de Troie'' [1154–60]) và [[Joseph of Exeter]] (''De Bello Troiano'', 1183]) mô tả cuộc chiến trong khi viết lại phiên bản chuẩn họ tìm thấy trong ''Dictys'' và ''Dares''. Do đó học theo lời khuyên của [[Horace]] và ví dụ của Virgilius, họ viết lại một bài ca về Troia thay vì kể lại một thứ hoàn toàn mới mẻ<ref>D. Kelly, ''The Conspiracy of Allusion'', 121</ref>.
 
== Các quan niệm của người Hy Lạp và La Mã về thần thoại ==
Dòng 154:
Sau sự nổi lên của triết học, lịch sử, văn xuôi và [[chủ nghĩa duy lý]] ở cuối thế kỉ 5 trước CN, số phận của huyền thoại trở nên bất trắc, và các phổ hệ thần thoại nhường chỗ cho một quan niệm về lịch sử, thứ cố loại trừ những hiện tượng siêu nhiên (như công trình lịch sử của [[Thucydides]])<ref name="Griffin80">J. Griffin, ''Greek Myth and Hesiod'', 80</ref>. Trong khi các nhà thơ và nhà viết kịch gia công các huyền thoại, các nhà triết học và sử học Hy Lạp bắt đầu phê phán chúng<ref name="Miles7"/>.
 
Một số triết gia cấp tiến như [[Xenophanes]] xứ Colophon bắt đầu gắn nhãn các câu chuyện cổ tích của các nhà thơ là những lời nói dối báng bổ trong thế kỉ 6 trước CN; Xenophanes phàn nàn rằng Hómēros và Hēsíodos quy cho các vị thần "tất cả những gì đáng hổ thẹn và ô nhục trong con người; họ ăn cắp, ngoại tình, và lừa gạt lẫn nhau"<ref name="Graf169-170">F. Graf, ''Greek Mythology'', 169–170</ref>. Lối suy nghĩ này tìm thấy sự biểu đạt bao quát nhất của nó trong các cuốn ''Politeia'' (Cộng Hòa) và ''Nomoi'' (Luật Pháp) của Plato. Plato tạo nên những huyền thoại có tính ngụ ngôn của riêng ông (như ảo ảnh của Er trong "Cộng Hòa"), tấn công các sự tích truyền thống về những trò lừa, ngoại tình, ăn cắp của các vị thần là vô luân, và phản đối vai trò trung tâm của chúng trong văn học<ref name="Miles7" />. Sự chỉ trích của Plato là thách thức nghiêm trọng đầu tiên đối với truyền thống thần thoại Hómēros <ref name="Hanson37" />, xem thần thoại như "lời huyên thuyên của những mụ vợ già"<ref name="The176b">Plato, ''Theaetetus'', [http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text.jsp?doc=Plat.+Theaet.+176b&fromdoc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0170 176b]</ref>. Về phần mình, [[Aristoteles]] chỉ trích những cách tiếp cận triết học kiểu thần thoại trước [[Sokrates]] và nhấn mạnh rằng "Hēsíodos và các tác giả thần luận chỉ liên hệ chỉ với những gì dường như hợp với chính họ, không hề đả động gì tới chúng ta... Nhưng không đáng để cho là nghiêm túc những nhà văn tán dương phong cách thần thoại; vì đối với những người thực hiện bằng cách chứng tỏ sự khẳng định của họ, chúng ta phải kiểm tra chéo chúng"<ref name="Griffin80"/>.
 
Tuy nhiên, ngay cả Plato cũng không tìm cách dứt bỏ chính ông và xã hội của ông khỏi ảnh hưởng của thần thoại; sự miêu tả của ông về [[Sokrates]] dựa trên các mô hình bi kịch và anh hùng ca truyền thống, được sử dụng bởi triết gia để ca ngợi cuộc đời chính trực của người thầy của ông <ref name="Apology28b-d">Plato, ''Apology'', [http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text.jsp?doc=Plat.+Apol.+28b&fromdoc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0170 28b-d]</ref>.
Dòng 169:
Trong thời kỳ [[Hy Lạp thời kỳ Hy Lạp hóa|Hy Lạp hóa]], thần thoại giữ thanh thế về tri thức tinh hoa, đánh dấu những người sở hữu nó thuộc về một giai cấp nào đó. Cùng thời điểm đó, sự trở lại hoài nghi của thời đại Cổ điển trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết<ref name="Gale89">M.R. Gale, ''Myth and Poetry in Lucretius'', 89</ref>. Nhà ghi chép thần thoại [[Euhemerus]] thiết lập nên truyền thống tìm kiếm những cơ sở lịch sử thực sự cho các nhân vật và sự kiện thần thoại<ref name="BrEuh">{{cite encyclopedia|title=Eyhemerus|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}</ref>. Mặc dù công trình gốc của ông (''Hiera Anagraphê'', tức "Lịch sử thiêng liêng") bị thất lạc, nhưng nó được biết đến thông qua những gì được ghi chép bởi Diodorus và [[Lactantius]]<ref>R. Hard, ''The Routledge Handbook of Greek Mythology'', 7</ref>.
 
Sự chú giải duy lý về huyền thoại trở nên phổ biến chưa từng có dưới thời [[Đế quốc La Mã]], nhờ các lý thuyết duy vật của triết học [[chủ nghĩa khắc kỉ|khắc kỉ]] và [[chủ nghĩa khoái lạc|khoái lạc]]. Những người khắc kỉ đưa ra các giải thích về các vị thần và anh hùng như những hiện tượng vật lý, trong khi những người theo thuyết thần thoại lịch sử của Euhemerus giải họ như những nhân vật lịch sử. Đồng thời, những người khắc kỉ và những người theo phái tân Plato (''neoplatonists'') khuyến khích ý nghĩa đạo đức của truyền thống thần thoại, thường dựa trên những từ nguyên Hy Lạp<ref name="Chance69">J. Chance, ''Medieval Mythography'', 69</ref>. Thông qua thông điệp của Epicurus, [[Lucretius]] đã tìm cách loại trừ những nỗi sợ hãi mê tín trong tâm trí những đồng bào của ông<ref name="Walshxxvi">P.G. Walsh, ''The Nature of Gods (Introduction), xxvi</ref>. Ngay cả [[Titus Livius|Livius]] cũng tỏ ra hoài nghi về truyền thống thần thoại và tuyên bố rằng ông không định thẩm xét những huyền thoại như vậy<ref name="Gale88">M.R. Gale, ''Myth and Poetry in Lucretius'', 88</ref>. Thách thức với những người La Mã có một ý thức biện hộ và mạnh mẽ về truyền thống tôn giáo là bảo vệ truyền thống đó trong khi phải thừa nhận rằng nó thường là mảnh đất màu mỡ cho sự mê tín. Nhà khảo cổ [[Marcus Terentius Varro|Varro]], người coi tôn giáo là một thể chế của loài người với tầm quan trọng to lớn trong sự bảo tồn những điều thiện trong xã hội, dành nghiên cứu nghiêm khắc cho nguồn gốc của các tín ngưỡng tôn giáo. Trong ''Antiquitates Rerum Divinarum'' (đã không còn tồn tại, nhưng được cuốn ''[[Thành phố tâm linh|Thành phố của Chúa]]'' của [[Augustinô thành Hippo|Augustinô]] nhắc lại cách tiếp cận tổng quát), Varro lập luận rằng trong khi những người mê tín sợ các vị thần, những người tín ngưỡng thực sự lại tôn kính họ như cha mẹ<ref name="Walshxxvi"/>. Trong công trình của mình ông phân biệt ba loại thần thánh:
 
* Các vị thần của tự nhiên: các dạng nhân cách hóa của các hiện tượng tự nhiên như mưa, bão, lửa...
Dòng 185:
 
== Giải thích dưới cách nhìn hiện đại ==
Nguồn gốc của cách giải hiện đại về thần thoại Hy Lạp được xem bởi một số học giả như sự phản ứng kép ở cuối thế kỉ 18 chống lại "thái độ truyền thống của sự hằn thù Thiên Chúa giáo", trong đó sự tái diễn giải Thiên Chúa giáo về thần thoại như một "lời nói dối" hay "chuyện hoang đường" vẫn duy trì<ref>Robert Ackerman, 1991. ''Introduction to [[Jane Ellen Harrison]]'s "A Prolegomena to the Study of Greek Religion"'', xv</ref>. Ở Đức, vào khoảng 1795, có một mối quan tâm gia tăng về Hómēros và thần thoại Hy Lạp. Ở [[Göttingen]], [[Johann Matthias Gesner]] bắt đầu làm sống lại những nghiên cứu Hy Lạp, trong khi người kế tục ông, [[Christian Gottlob Heyne]], làm việc cùng với [[Johann Joachim Winckelmann]], và thiết lập những nền tảng cho nghiên cứu thần thoại ở Đức và các nước khác<ref name="Graf9">F. Graf, ''Greek Mythology'', 9</ref>.
 
===Các cách tiếp cận so sánh và phân tâm học===