Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vô Trước”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: lí thuyết → lý thuyết, Lí thuyết → Lý thuyết using AWB
n →‎Cơ duyên & hành trạng: replaced: lí → lý (10) using AWB
Dòng 3:
 
==Cơ duyên & hành trạng==
Theo ''Bà-tẩu-bàn-đậu pháp sư truyện'' (zh. 婆藪槃豆法師傳, tức là ''Thế Thân truyện'') của [[Chân Đế]] (sa. ''paramārtha''), Sư sinh ra trong một gia đình [[Bà-la-môn]] và là người anh cả, [[Thế Thân]] (sa. ''vasubhandu'') là người em kế và người em út có tên Tỉ-lân-trì-bạt-bà (zh. 比鄰持跋婆, sa. ''viriñcivatsa''). Cả ba anh em đều tu học giáo pháp của [[Thuyết nhất thiết hữu bộ]]. Riêng Sư chú tâm tu tập để chứng ngộ được [[không tính|tính Không]] (sa. ''śūnyatā'') của [[Long Thụ]] nhưng không đạt được. Đang lúc thất vọng thì một vị [[A-la-hán]] tên là [[Tân-đầu-la]] (sa. ''piṇḍola'') đến, dạy Sư nhập môn phép quán Không theo [[Tiểu thừa]]. Sư theo học và đạt được kết quả nhưng vẫn không thoả mãn. Cuối cùng, Sư vận dụng Thần thông (sa. ''ṛddhi'') lên [[Đâu-suất thiên]] (sa. ''tuṣita'') để được nghe Bồ Tát Di-lặc thuyết giảng về tính Không. Về lại nhân thế, Sư truyền bá lý thuyết mới này nhưng không ai tin. Sau, Sư lại lên Đâu-suất để thỉnh Di-lặc xuống giáo hoá và sau đó Di-lặc giáng trần, thuyết giảng ''Thập thất địa'' (sa. ''saptadaśabhūmi'', tức là 17 quyển của ''[[Du-già sư địa luận]]'') trong một khoảng thời gian bốn tháng. Trong lúc này, Sư ban ngày thì thuyết giảng những lời dạy của Di-lặc, ban đêm lắng nghe và ghi chép lại những lời thuyết đó. Sau đó, Sư bắt đầu trình bày tất cả giáo [[Đại thừa]] qua những tác phẩm quan trọng của mình và cũng khuyến dụ Thế Thân, người em cùng mẹ khác cha, vốn theo học giáo của Hữu bộ và cũng đã viết bộ luận lừng danh là ''[[A-tì-đạt-ma-câu-xá luận|A-tì-đạt-ma-câu-xá]]'' (sa. ''abhidharmakośaśāstra''). Thế Thân nghe lời khuyên của Sư và từ đây, hai anh em trở thành hai Luận sư quan trọng của Đại thừa Phật pháp, đại diện cho nhánh [[Duy thức]], để lại những tác phẩm vô cùng quý giá cho hậu thế.
 
Những nhà Phật học ngày nay đều nhất trí rằng, Đại thừa Phật pháp là sự phát triển của các giáo mà [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Phật Thích-ca]] lịch sử từng tuyên thuyết nhưng không hẳn là chính lời của vị này. Trong thời của Vô Trước, giáo Đại thừa này bị nhiều trường phái Tiểu thừa chỉ trích, cho là Dị giáo (sa. ''tīrthikā''; pi. ''titthiyā''), là giáo của tà ma, ngoại đạo. Sư cũng đứng trước vấn đề này và đã tìm cách chứng minh tính chất phù hợp, tiếp nối, phát triển của giáo mới, nêu ý kiến của mình trong ''Nhiếp đại thừa luận'':
:"Nếu Đại thừa là giáo sau này của một người nào đó thì Phật đã bảo rằng, đây là một mối nguy hại cho tương lai. Nhưng Ngài đã không nói. Đại thừa xuất phát cùng thời với Thanh văn thừa (sa. ''śrāvakayāna''), không phải thời sau. Nếu như thế thì sao người ta không thể xem nó chính là lời Phật (sa. ''buddhavacana'') thuyết? Giáo thâm sâu này không thể hội được qua biện luận nghi ngờ; những giáo này không thể nào tìm thấy được trong các Dị giáo luận (sa. ''tīrthikāśāstra'') và nếu nó được thuyết giảng, ngoại đạo cũng không thể hiểu nổi..." Sư nhấn mạnh rằng ý nghĩa (sa. ''artha'') được trình bày trong Đại thừa không nhất thiết theo ngôn ngữ trình bày trên giấy mực; nó chính là cái cốt tuỷ nằm sau những lời văn này. Người ta không thể thâm nhập huyền nghĩa nếu chỉ chú tâm, bám chặt vào văn tự.
 
Theo thuyết của Cao tăng [[Tây Tạng]] Đa-la-na-tha (zh. 多羅那他; bo. ''tāranātha'' ཏཱ་ར་ནཱ་ཐ་), Sư đến nhiều vùng tại [[Ấn Độ]] và xiển dương giáo Đại thừa Duy thức, thành lập khoảng 25 tu viện. Thời gian hoằng hoá của Sư được xem là nằm trong thế kỉ thứ tư, đặc biệt là trong những vùng Tây Bắc Ấn Độ, bây giờ thuộc về [[Pakistan]].
 
==Tác phẩm==