Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Đạo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n replaced: lí → lý using AWB
Dòng 1:
'''Vương Đạo''' ([[chữ Hán]]: 王導, [[276]] - [[339]]), [[Tên chữ (người)|tên tự]] là '''Mậu Hoằng''' (茂弘), nguyên quán ở huyện Lâm Nghi, tỉnh [[Sơn Đông]], là đại thần, tể tướng dưới thời [[Đông Tấn]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Xuất thân trong một gia đình thế tộc, Vương Đạo từ nhỏ đã tỏ ra là người có học thức và tài năng. Vào lúc [[Loạn bát vương|tám vương làm loạn]], Vương Đạo kết thân với tông thất nhà Tấn là Lang Nha vương [[Tư Mã Duệ]] ([[276]] - [[323]]) và đi theo phò tá ông ta.
 
Năm [[307]], Vương Đạo và [[Tư Mã Duệ]] vì muốn tránh thế cục hỗn tạp ở [[Trung Nguyên]] nên về miền nam, xây dựng lực lượng ở vùng Kiến Nghiệp<ref>Nay thuộc thành phố Nam Kinh, tỉnh [[Giang Tô]], [[Trung Quốc]]; thời Đông Tấn do kị húy tên của [[Tấn Mẫn Đế]] nên đổi thành Kiến Khang</ref>. Vương Đạo cùng anh họ là [[Vương Đôn]] ra sức theo phò và tranh thủ sự ủng hộ của các quý tộc miền nam cho [[Tư Mã Duệ]]. Cuối đời Vĩnh Gia, Vương Đạo nhận chức thái thú Đơn Dương rồi Phụ quốc tướng quân, Ninh Viễn tướng quân, sau lại đổi thành Chấn Uy tướng quân.
 
Sang năm [[318]], [[Tây Tấn]] bị tiêu diệt, [[Tư Mã Duệ]] lên ngôi hoàng đế ở miền nam, lập ra nhà [[Đông Tấn]] ([[317]] - [[420]]), Vương Đạo trở thành đại thần có uy vọng, được ban chức Thái phó rồi Thị trung, Tư không, Lục thượng thư, ngang quyền với tể tướng. Lúc anh họ [[Vương Đôn]] khởi loạn chống lại triều đình, Vương Đạo vẫn một lòng phò trợ [[Tấn Nguyên Đế]]. Sau khi [[Tấn Minh Đế]] lên kế vị, Vương Đạo trở thành người phụ chính, giữ chức Trung thư lệnh, thứ sử Dương châu, tước Thủy Hưng quận công, đồng thời được ban vinh dự to lớn là được đem kiếm lên điện, nhập triều không xưng tên,...
 
Thời gian nắm quyền ở miền nam, Vương Đạo chủ trương: ''Cứ bình tĩnh rồi tình hình sẽ tự yên'' do đó chỉ tập trung xây dựng thế lực và giữ gìn bờ cõi, không có ý khôi phục lại [[Trung Nguyên]]. Năm [[339]], ông qua đời, hưởng thọ 64 tuổi, được truy tặng là Thủy Bình Văn Hiến công và được an táng với nghi lễ long trọng.
Dòng 52:
Chu Nghĩ nghe nói động lòng, bèn thượng biểu lên Nguyên Đế rằng Vương Đạo vô tội. Tuy nhiên Vương Đạo không biết việc này, mà trong lúc yến tiệc ở phủ Chu nghĩ, nghe Ngôi nói về việc diệt giặc, tưởng rằng muốn ám chỉ mình, nên ông oán hận Nghĩ.
 
Cuối cùng [[Tấn Nguyên Đế]] không truy cứu Vương Đạo, lại phong cho ông làm Tiền phong Đại đô đốc, cùng Đới Uyên làm Phiêu kị tướng quân để cùng chống [[Vương Đôn]] vào tháng 3 năm [[322]].<ref>[[Tư trị thông giám]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E9%80%9A%E9%91%91/%E5%8D%B7092 quyển 92]: Tam nguyệt, dĩ Đạo vi Tiền phong Đại đô đốc, gia Đái Uyên Phiêu kị tướng quân</ref>, tuy nhiên không thể chống lại được. Vương Đạo cùng [[Điêu Hiệp]], [[Lưu Ngôi]], [[Đới Uyên]], [[Chu Nghĩ]], [[Quách Dật]] và Ngu Đàm bị Vương Đôn đánh bại. Vương Đôn sau đó nhanh chóng kéo binh về Kiến Khang, nắm giữ triều đình, tự xưng làm Thừa tướng, lại phong cho Vương Đạo làm Thượng thư lệnh. [[Vương Đôn]] lại có ý lật đổ Nguyên Đế để lên ngôi nhưng Vương Đạo từ chối, lấy lẽ ra đối đáp làm [[Vương Đôn]] không nói gì được nữa.
 
[[Vương Đôn]] vào kinh, hỏi Vương Đạo rằng có nên cho Chu Nghĩ làm Phủ ứng tam ti hay Thượng thư lệnh, Bộc xạ nhưng Vương Đạo đều không trả lời. Đôn lại hỏi có nên giết Chu Nghĩ không, Đạo cũng không nói, Đôn bèn giết [[Chu Nghĩ]]. Sau đó Vương Đạo mới biết việc Chu Nghĩ giúp mình thoát chết, bèn khóc to mà nói rằng: ''Tuy ta không giết Bá Nhân, nhưng Bá Nhân lại vì ta mà chết''<ref>[[Tấn thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%E5%8D%B7069 quyển 69]: cáo kì chư tử viết:Ngô tuy bất sát Bá Nhân, Bá Nhân do ngã nhi tử. U minh chi trung, phụ thử lương hữu!</ref>.