Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Theodor Schwann”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Sự nghiệp khoa học: replaced: lí thuyết → lý thuyết using AWB
n →‎Sự nghiệp khoa học: replaced: lí → lý using AWB
Dòng 16:
Năm 1838, Schwann trở thành giáo sư tại Đại học Louvain, [[Bỉ]]. Thời gian này, ông cùng với Matthias Schleiden, phát triển thuyết tế bào. Học thuyết đã xác minh tế bào là phần tử cơ bản của [[thực vật]] và [[động vật]]. Schwann và Schleiden ghi nhận rằng một số loài là đơn bào, một số là đa bào. Họ cũng ghi nhận [[màng tế bào]], [[nhân tế bào|nhân]] và tế bào chất là đặc điểm chung của mọi tế bào và miêu tả chúng bằng cách so sánh nhiều mô thực vật và động vật khác nhau. Năm [[1839]], Schwann đưa ra giả thuyết rằng tất cả các loài đều được cấu tạo từ tế bào. Cùng với Matthias Schleiden, ông đã hệ thống hoá [[học thuyết tế bào|thuyết tế bào]] của sự sống. Những quan sát này cùng với thuyết tế bào đã được ghi lại trong tác phẩm của Schwann ''Nghiên cứu ở mức độ hiển vi về tính thống nhất trong cấu trúc và sự phát triển của động vật và thực vật'' xuất bản năm 1839 ở Berlin.
 
Lý thuyết tế bào vì thế được hình thành, và Schwann là học trò đầu tiên của Müller đã phá vỡ "thuyết sống" cổ điển và tìm ra cách giải thích về mặt hoá học của sự sống. Trong quá trình xác minh thuyết tế bào, ông đã xét kỹ lưỡng lại toàn bộ mô học, và chứng minh nguồn gốc và sự phát triển từ tế bào của những mô biệt hoá ở mức độ cao nhất như móng sừng, lông vũ hay men. Sự tổng quát hoá của ông trở thành nền móng cho mô học hiện đại, và đối với [[Rudolf Virchow]] (người có những nghiên cứu về tế bào bệnh học được suy diễn từ Schwann), sự tổng quát hoá ấy đã đặt [[bệnh học]] hiện đại trên một cơ sở khoa học thực sự.
 
Năm [[1848]], Schwann làm giáo sư tại [[Đại học Liège]], [[Bỉ]]. Trong khi ở đó, ông đã tìm ra rằng sự lên men của [[Đường (chất)|đường]] và [[tinh bột]] là kết quả của một quá trình sống, có sự tham gia của [[nấm men]]. Ông cũng đã nghiên cứu sự co cơ cùng với cấu trúc [[thần kinh]], và cũng tìm ra [[cơ vân]] ở phần trên [[thực quản]] và lớp vỏ [[myelin]] ở [[axon]] ngoại biên mà chúng ta gọi là [[tế bào Schwann]]. Bên cạnh việc khám phá ra lớp vỏ của sợi thần kinh mang tên ông, ông cũng bắt đầu những nghiên cứu về sự co cơ mà sau đó được nghiên cứu kĩ lưỡng hơn bởi [[Emil du Bois-Reymond]] và những người khác. Ông cũng thực hiện những thí nghiệm nhằm bác bỏ thuyết "nảy sinh ngẫu phát" (''spontaneous generation''). Schwann đặt ra thuật ngữ "chuyển hóa" để miêu tả sự biến đổi hoá học trong các mô sống và hệ thống hoá những nguyên tắc cơ bản của [[phôi thai học]] bằng cách quan sát thấy [[trứng]] là một tế bào đơn và phát triển thành cơ thể hoàn thiện.