Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận chiến nước Pháp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: lí → lý (2) using AWB
n →‎Kế hoạch Manstein: replaced: lí. → lý. using AWB
Dòng 77:
[[Tập tin:FallGelb Evolution.svg|nhỏ|phải|315px|Tiến triển của ''Fall Gelb'' từ 9/1939 đến 2/1940.]]
 
Hitler không phải là người duy nhất phản đối kế hoạch Halder. Tướng [[Gerd von Rundstedt]], tư lệnh [[Cụm Tập đoàn Quân A]], cũng không tán thành nó. Tuy nhiên không giống Hitler, một người lính lão luyện như von Rundstedt, hiểu được tường tận cách sửa đổi kế hoạch thế nào cho hợp . Ông nhận định rằng thiếu sót chủ yếu của nó là không thích hợp với những nguyên tắc của ''Bewegungskrieg'' ("chiến tranh cơ động") cũng như đi chệch chiến lược ''[[Trận đánh hủy diệt]]'' (''Vernichtungsgedanke''), vốn đã trở thành kim chỉ nam kinh điển của quân sự Đức từ thế kỷ 19.<ref>Ellis 1954, trang 337.</ref> Cần phải tiến hành một cuộc đột phá tạo điều kiện bao vây và tiêu diệt quân chủ lực Đồng Minh. Địa điểm thích hợp nhất để thực hiện điều này là vùng [[Sedan, Pháp|Sedan]], thuộc khu vực mà Cụm Tập đoàn Quân A của von Rundstedt phụ trách. Ngày 21 tháng 10, von Rundstedt tán thành với tham mưu trưởng của mình, tướng [[Erich von Manstein]] là cần phải soạn thảo một kế hoạch thay thế phản ánh được những ý tưởng cơ bản đó, giúp cho Cụm Tập đoàn Quân A có được sức mạnh lớn nhất có thể bằng cách điều bớt các lực lượng từ Cụm Tập đoàn Quân B ở phía bắc tới.<ref name=Shirer718>Shirer 1990, p.718</ref><ref>Frieser 2005, trang 63.</ref>
 
Trong khi von Manstein đang xây dựng kế hoạch mới ở [[Koblenz]], thì trung tướng [[Heinz Guderian]], tư lệnh Quân đoàn 19, chuyên gia về lực lượng thiết giáp của Đức cũng đang ngụ tại khách sạn gần đó, và Manstein đã cho mời Guderian tham gia thảo luận kế hoạch (một cách không chính thức).<ref>Frieser 1995, trang 79</ref> Tại thời điểm này trọng tâm của [[kế hoạch Manstein]] là một cuộc hành quân từ Sedan lên phía bắc, tiến ra sau lưng chủ lực của quân Đồng Minh, rồi trực tiếp tấn công vào sau lưng đối phương tại Bỉ. Điểm đột phá được chọn là đoạn Sedan - Dinant, nơi có khả năng gây bất ngờ vì có 2 cản ngại tự nhiên cho hoạt động của xe tăng là rừng rậm Ardennes và sông Meuse,<ref name=KC160>Krause & Cody 2006, trang 160.</ref> nơi mà Bộ tư lệnh Đồng Minh xem là hầu như không thể vượt qua được đối với lực lượng thiết giáp hiện đại.<ref name="otto">Otto 2007, trang 134.</ref> Guderian đã đề xuất một ý kiến có tính mới lạ và tiến bộ hơn:<ref name=Shirer718>Shirer 1990, p.718</ref> không chỉ có quân đoàn của ông ta mà phần lớn lực lượng thiết giáp Đức cần phải tập trung ở Sedan. Khi Pháp và Anh đã đưa các lực lượng tốt nhất của mình đến những vị trí phòng ngự mạnh ở trong lãnh thổ Bỉ và Hà Lan, lực lượng này sau đó sẽ không di chuyển về phía bắc mà là phía tây, nhằm thực hiện một cuộc tiến quân thọc sâu mau lẹ có tính độc lập chiến lược qua vùng Ardennes. Sau đó, mũi chủ công gồm toàn bộ lực lượng thiết giáp sẽ độc lập tác chiến tiến thật nhanh về phía [[biển Manche]] để cô lập chủ lực Đồng Minh ở Bỉ mà không cần đợi những sư đoàn bộ binh chủ lực để đạt tốc độ hành tiến cao nhất.<ref name=KC160/> Sau đó thì việc tiêu diệt các lực lượng của Pháp sẽ trở nên tương đối dễ dàng.<ref name="otto"/> Như vậy có thể dẫn đến sự sụp đổ về mặt chiến lược của đối phương, tránh được con số thương vong cao do một "[[trận đánh hủy diệt]]" thông thường gây ra. Phương pháp sử dụng lực lượng thiết giáp độc lập một cách mạo hiểm này đã được thảo luận rộng rãi ở Đức trước chiến tranh nhưng vẫn chưa hề trở thành một học thuyết được tiếp nhận; và Bộ Tổng tham mưu Đức nghi ngờ về khả năng thực hiện một cuộc hành quân như vậy.<ref>Frieser 2005, trang 60.</ref> Những ý tưởng hoạt động của von Manstein đã ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của Guderian, người rất thông thạo địa hình khu vực và có kinh nghiệm với lục quân Đức trong những năm 1914 và 1918.<ref name="Frieser 2005, p. 65">Frieser 2005, trang 65.</ref>