Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hòa ước Brest-Litovsk”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Wotvietnam (thảo luận | đóng góp)
n replaced: kí → ký (8) using AWB
Dòng 1:
{{unreferenced}}
[[Tập tin:Traktat brzeski 1918.jpg|nhỏ|phải|300px|2 trang đầu tiên của '''hòa ước Brest-Litovsk''']]
'''Hòa ước Brest-Litovsk''' là hòa ước được vào ngày [[3 tháng 3]] năm [[1918]] giữa [[Đế quốc Đức]] và [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga|Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga]] nhằm để Nga rút khỏi [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]] sau khi [[Cách mạng Tháng Mười|Cách mạng tháng Mười Nga]] thành công.
 
== Bối cảnh kết hòa ước ==
=== Nước Nga Xô Viết ===
Trước cuộc [[Cách mạng Tháng Mười|Cách mạng tháng Mười]], [[Đế quốc Nga]] đã tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất theo phe [[Entente|Entente ba bên]] chống lại [[Đế quốc Đức]] và [[Đế quốc Áo-Hung]]. Sau khi cách mạng tháng Mười thành công vào ngày [[7 tháng 11]] năm [[1917]] thì ngay lập tức chính quyền Xô Viết đã thông qua [[sắc lệnh hòa bình]] do [[Vladimir Ilyich Lenin|Lenin]] soạn thảo đề nghị tất cả các nước đang tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất hãy chấm dứt chiến tranh và tiến hành đàm phán để đi đến kết hòa ước mà không cân bồi thường chiến phí hay thuộc địa gì cả. Nhưng các nước đứng đầu phe Entente như Anh, Pháp, Mỹ đã bác bỏ những đề nghị trên của chính quyền Xô Viết vì lúc này họ đang có ưu thế trên chiến trường. Trong bối cảnh đó, Lenin và chính quyền Xô Viết đã quyết định đàm phán với Đế quốc Đức, đứng đầu phe [[Liên minh Trung tâm|Lực lượng Trung tâm]] (''Central Powers''), để rút khỏi chiến tranh.
 
=== [[Đế quốc Đức]] ===
Đế quốc Đức là nước đứng đầu phe Lực lượng Trung tâm, là đế quốc hung hăng nhất và cũng chính là nước chủ động tấn công trước. Sau thất bại của chiến thuật đánh nhanh, thắng nhanh năm [[1914]], đến năm [[1915]], [[1916]] quân Đức dồn quân sang tiêu diệt từng mặt trận nhưng đều thất bại, tiêu biểu là ở [[trận Verdun]] tại mặt trận phía Tây năm 1916. Đến cuối năm 1916, Đức phải chuyển sang thế phòng thủ ở cả hai mặt trận. Nhân cơ hội đó, phe Entente do Anh, Pháp, Mỹ phản công mạnh mẽ, nhất là sau khi Mỹ tham chiến vào tháng 4 năm 1917 khiến Đức ngày càng nguy ngập. Do đó khi nhận được đề nghị đàm phán của nước Nga Xô Viết, Đức đã nhanh chóng đồng ý để có thể tập trung lực lượng cho mặt trận phía Tây.
 
== Quá trình kết hòa ước ==
Ngày 2 tháng 12 năm 1917 tại [[Brest-Litovsk]], giữa [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga|Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga]] và [[Đế quốc Đức]] cùng các nước trong Lực lượng Trung tâm đã kết hiệp định đình chiến có giá trị trong vòng 28 ngày. Đồng thời hai bên thỏa thuận sẽ tiến hành các cuộc đàm phán tiếp theo để đi đến kết hòa ước.
 
Ngày [[9 tháng 12]] năm 1917 cũng tại Brest-Litovsk đã bắt đầu cuộc đàm phán giữa Nga và các nước trong Lực lượng Trung tâm. Nga đề nghị các nước rút toàn bộ quân đội ra khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của [[Ba Lan]], [[Litva]] và nhiều khu vực khác của Nga. Phe Trung tâm đã bác bỏ lời đề nghị trên và còn ra yêu sách đòi Nga chuyển giao cho mình Ba Lan, Litva, [[Latvia]], [[Estonia]], [[Ukraina]] và [[Belarus]] với tổng diện tích là 1.500.000 km². Để đổi lấy hòa bình, Lenin đã chấp nhận các yêu sách trên tuy nhiên nhiều ủy viên đảng Bolshevick lại không tán thành chủ trương của Lenin trong đó có [[Lev Davidovich Trotsky]], trưởng phái đoàn đàm phán của Nga. Ông ta cho rằng việc Nga rút khỏi chiến tranh đã là điều kiện có lợi cho Đức do đó cuộc đàm phán ở Brest-Litovsk đã tan vỡ.
 
Ngày [[18 tháng 2]] năm [[1918]], liên quân Đức, Áo-Hung chuyển sang tấn công trở lại, đặc biệt nhằm vào [[Sankt-Peterburg|Petrograd]] nhằm tiêu diệt Nga. Quân Nga thất bại liên tiếp. Trước tình hình đó, ban chấp hành trung ương đảng Bolshevick đã quyết định trao cho Lenin toàn quyền giải quyết vần đề chiến tranh và hòa bình của đất nước. Ngày 19 tháng 2, Lenin gửi điện cho chính phủ Đức thông báo Nga sẵn sàng hòa ước với những yêu sách do Đức đề ra. Nhưng quân Đức không trả lời và tiếp tục tấn công. Để bảo vệ nước Nga, lệnh tổng động viên đã được ban hành và nhiều thanh niên đã lên đường nhập ngũ. Ngày [[23 tháng 2]] năm 1918, sau những trận đánh ác liệt, quân Nga đã chặn được quân Đức trước Petrograd. Cuối cùng, quân Đức mới đồng ý khôi phục cuộc đàm phán hòa bình với Nga. {{fact|date=7-2014}}
 
== Nội dung hòa ước ==
[[Tập tin:Map Treaty of Brest-Litovsk-en.jpg|nhỏ|[[Bản đồ]] [[nga|nước Nga]] sau '''hòa ước Brest-Litovsk'''(phần màu hồng là phần mất đi sau hòa ước)]]
=== Lãnh thổ ===
Ngày [[3 tháng 3]] năm 1918, tại Brest-Litovsk, hòa ước Đức-Nga đã được kết. Theo đó về mặt lãnh thổ Đức được chiếm [[Ba Lan]], [[Latvia]], [[Estonia]], [[Litva]] và biến [[Ukairna]] thành nước phụ thuộc mình còn Nga phải rút khỏi Ukairna và [[Phần Lan]]. Cũng theo hòa ước thì [[Thổ Nhĩ Kỳ]] được nhận vùng [[Batumi]], [[Kars]] và [[Adana]]. Như vậy theo hòa ước này nước Nga mất một vùng lãnh thổ rộng 750.000 km² với hơn 50 triệu dân trong đó có khoảng 1/5 chiều dài [[đường ray|đường sắt]], hơn 70% sản lượng [[sắt]] và 90% sản lượng [[than (định hướng)|than]] của cả nước.
 
=== Bồi thường chiến phí ===
Dòng 26:
 
== Quá trình thực hiện hòa ước ==
Để đạt được thỏa thuận chấm dứt [[chiến tranh]], Nga đã phải chịu nhiều tổn thất nhưng đây là quyết định đúng đắn vì nó thể hiện thiện chí [[hòa bình]], đồng thời bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa non trẻ. Ngày [[15 tháng 3]] năm 1918, [[Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ IV]] phê chuẩn Hòa ước Brest-Litovsk.
 
Tuy nước Nga phải gánh chịu những điều khoản nặng nề, song đây là điều nằm trong dự tính của Lenin. Ông dự đoán rằng hòa ước khó có thể tồn tại lâu vì Đế quốc Đức đang sắp sụp đổ, và thực tế đúng như vậy. Tháng 11 năm 1918, cách mạng bùng nổ ở Đức, [[Hoàng đế Đức|Đức hoàng]] (''[[Kaiser]]'') [[Wilhelm II của Đức|Wilhelm II]] thoái vị và chạy trốn sang [[Hà Lan]], Đế quốc Đức sụp đổ. Với việc Đế quốc Đức sụp đổ, Hòa ước Brest-Litovsk trở nên vô hiệu, nước Nga Xô viết hủy bỏ các khoản bồi thường và thu hồi lại các lãnh thổ bị mất. Kế hoạch của Lenin đã thành công: nước Nga vừa thoát khỏi được chiến tranh và tiết kiệm được xương máu của nhân dân, vừa không bị mất lãnh thổ hoặc phải bồi thường chiến phí.