Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lộc Đỉnh ký”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: tiếng anh → tiếng Anh, Lí do → Lý do using AWB
n →‎Tiêu đề: replaced: kí]] → ký]] using AWB
Dòng 36:
Lý do đặt tên cho tiêu đề của bộ tiểu thuyết được Kim Dung giới thiệu ngay trong chương đầu tiên của truyện, thông qua việc [[Lã Lưu Lương]] dạy con về "lộc"(hươu) và "đỉnh", đây là phép ẩn dụ khi nói đến [[Trung Nguyên]] và toàn bộ đế quốc [[Trung Hoa]].
 
Trong [[Sử ]], [[Tư Mã Thiên]] có viết: "[[Nhà Tần]] mất hươu (lộc), cả thiên hạ cùng đuổi". Đây là cách nói tượng trưng cho việc vô số anh hùng hào kiệt thời Tần mạt nói riêng như [[Hán Cao Tổ|Lưu Bang]], [[Hạng Vũ]],... và trong suốt lịch sử nói chung cùng nổi dậy tranh đoạt chém giết lẫn nhau để giành phần thưởng to lớn nhất - toàn bộ thiên hạ mà nhà Tần đã để mất.
 
Vào thời [[nhà Chu]], [[Thiên tử]] nhà Chu sở hữu [[Cửu đỉnh (Trung Quốc)|chín chiếc đỉnh bằng đồng]] do [[Đại Vũ]] để lại, tượng trưng cho thiên mệnh mà trời cao trao cho nhà Chu để thống trị thiên hạ. Trong sách [[Tả truyện]] có viết, thời [[Chu Định vương|Định vương]] nhà Chu, quân [[Sở (nước)|Sở]] đem quân đánh quân Nhung xong lại đóng binh duyệt quân ở biên giới nhà Chu. Định vương sai Vương Tôn Mãn đi ủy lạo quân Sở, vua Sở là [[Sở Trang vương|Trang vương]] thấy thế bèn hỏi xem chín đỉnh nhà Chu to nhỏ nặng nhẹ ra sao. Chín đỉnh vốn tượng trưng cho quyền thống trị của Thiên tử, mà vua Sở chỉ là chư hầu lại dám hỏi nặng nhẹ thì trong lòng đã có ý muốn cướp ngôi nhà Chu.