Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Thần Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: ( → (, kí, → ký, using AWB
Dòng 69:
Về sau còn đặt ra thêm quân thâu, thị dịch, phương điền quân thuế...Tuy nhiên, việc thực hành tân pháp gặp phải trở ngại mãnh liệt của phái bảo thủ do [[Tư Mã Quang]] lãnh đạo. Cộng thêm thiên tai không ngừng, quyết tâm thực hành tân pháp của Tống Thần Tông có dao động. Hậu nhân có nhìn nhận khác nhau nhiều về "Hi Ninh tân pháp", song dù sao hiệu quả của việc thi hành tân pháp không như kỳ vọng. Mặc dù việc thi hành tân pháp làm tăng đáng kể thu nhập tài chính quốc gia và diện tích canh tác, song lại gia tăng nghiêm trọng gánh nặng của bình dân. Trên phương diện quân sự, cải cách của Hi Ninh tân pháp dừng tại giải quyết phần ngọn, lực chiến đấu của quân đội không được cải thiện rõ ràng. Cộng thêm quan niệm của [[Vương An Thạch]] mới lạ, cần thời gian rất dài mới có thể thi hành toàn diện hơn 10 hạng mục cải cách, khiến biến pháp rơi vào khốn cảnh muốn đẩy nhanh song không đạt. Thời kỳ sau thi hành tân pháp, độ lệch giữa pháp lệnh và chấp hành ngày càng lớn, một số biện pháp từ làm lợi cho dân biến thành nhiễu dân. Trong quá trình chấp hành tân pháp, việc dùng người không thích hợp còn là nguyên nhân sau cùng làm mất lòng dân, thành viên phái biến pháp như Lã Khanh, Tăng Bố, Lý Định và Sái Kinh đều là người có phẩm cách và cá tính chịu nhiều tranh nghị, bị cho là tiểu nhân.
 
Vào mùa thu năm [[1070]], hai tướng [[Hàn Giáng]], [[Tăng Công Lượng]] bị bãi; ngày [[20 tháng 10]] cùng năm, Thần Tông bổ dụng [[Phùng Kinh]] làm Tham chính, [[Ngô Sung]] làm Xu mật phó sứ. Ngày [[14 tháng 1]] năm [[1071]], dùng [[Hàn Giáng]], [[Vương An Thạch]] làm Đồng trung thư môn hạ bình chương sự, [[Vương Khuê]] làm Tham chính. Ngày [[5 tháng 3]], theo đề nghị của [[Vương An Thạch]], nhà Tống cải cách việc thi cử, bãi thi phú và minh kinh chư khoa, nội dung chính cho thi cử là Thi, Thư, Dịch, Chu Lễ, Lễ , Luận ngữ, Mạnh Tử...
 
=== Vương An Thạch thất thế ===
Dòng 88:
Thái úy [[Lý Thường Kiệt]] của Đại Việt biết tin, dùng chiến thuật "tiết phát chế nhân", đưa binh bất ngờ bắc tiến, chiếm được [[Khâm Châu]], [[Liêm Châu]] của nhà Tống, bao vây cả [[Ung Châu]] - nơi có danh tướng [[Tô Giám]] trấn thủ. Các thành trì xung quanh đưa quân đến giải vây thì bị quân Lý Thường Kiệt đánh bại ở [[Côn Luân]]. Sau 42 ngày vây thành, Ung Châu thất thủ, Tô Giám bị Lý Thường Kiệt ép phải tự sát chết. Ngày [[1 tháng 3]] năm [[1076]], quân Lý chiếm thành Ung châu và tiến hành đồ sát dân chúng trong thành<ref name="TTTTG71" /><ref>''Đại Việt Sử Lược''-Quyển II</ref>.
 
[[Lý Thường Kiệt]] ra lệnh tiêu hủy thành lũy, phá kho tàng dự trữ trong vùng Tả Giang và lấy đá lấp sông chặn đường cứu viện của quân Tống, sau đó lui về nước và bố trí phòng thủ đợi quân Tống sang. Đầu năm 1076 [[nhà Tống]] mới biết tin ba thành bị đánh. Ngày [[9 tháng 2]] năm [[1076]], Tống Thần Tông hạ chiếu thảo phạt [[Đại Việt]]<ref name="TTTTG71" />, cử [[Triệu Tiết]] và [[Quách Quỳ]] thống lĩnh 10 vạn quân chia làm 2 cánh đánh Đại Việt: đường bộ do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷332|quyển 332]]</ref>, đường thủy do Dương Tiến Tùng chỉ huy. Phía quân Việt, Lý Thường Kiệt cho đắp phòng tuyến tại [[sông Như Nguyệt|bến Như Nguyệt]] ( Sông cầu) kéo dài khoảng 30&nbsp;km suốt từ chân dãy núi Tam Đảo ngã ba sông Cà Lồ-sông Cầu tới Vạn Xuân (Phả Lại) lợi dụng các địa hình tự nhiên như bãi lầy, gò cao và cả các chiến lũy bằng đất, gỗ, rào tre. Ngày [[8 tháng 1]] năm [[1077]], quân Tống tiến vào nước Việt, sau nhiều trận giằng co ác liệt, hai bên đều chịu nhiều tổn thất nhưng quân Tống đã áp sát phòng tuyến trên sông.
 
Ngày [[18 tháng 1]], quân Tống tới bờ Bắc sông Như Nguyệt, đối diện với tuyến phòng thủ chủ lực của quân Đại Việt. Hai bên ở trong thế bất phân thắng bại, cầm cự lâu ngày. Lý Thường Kiệt muốn cầu hòa nhưng [[Triệu Tiết]] không chấp nhận. Lý Thường Kiệt dùng mưu làm bài thơ thần "Nam quốc sơn hà", sai người đọc to ở đền thờ [[Trương Hát]], [[Trương Hống]]. Quân Tống ban đêm nghe thấy thì tinh thần rã rời. Lý Thường Kiệt cho quân sang sông đánh bại quân Tống, nhiều quân Tống gặp nhiều khốn đốn. Cuối cùng nhà Lý sai sứ sang xin nghị hòa, [[Quách Quỳ]] đành phải chấp thuận và rút quân vào tháng 3 cùng năm.